Từ ngày 20/5/2025, không treo quốc kỳ Việt Nam trên tàu cá khi hoạt động bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Từ ngày 20/5/2025, không treo quốc kỳ Việt Nam trên tàu cá khi hoạt động bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Điều 30 Nghị định 38/2024/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/5/2025) quy định về xử phạt vi phạm hành chính với hành vi không treo quốc kỳ Việt Nam trên tàu cá khi hoạt động như sau:
Điều 30. Vi phạm quy định về treo cờ quốc tịch và Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi treo cờ không đúng quy định hoặc không treo cờ quốc tịch, Quốc kỳ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên tàu cá khi hoạt động.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều lần.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cờ quốc tịch theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền vi phạm hành chính như sau:
Điều 5. Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và áp dụng xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện trong lĩnh vực thủy sản là 1.000.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, người nào có hành vi không treo quốc kỳ Việt Nam trên tàu cá Việt Nam khi hoạt động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
Ngoài ra, nếu người vi phạm tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần thì sẽ bị xử phạt với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Bên cạnh đó, người vi phạm buộc phải treo Quốc kỳ Việt Nam theo đúng quy định.
Lưu ý: Mức phạt nêu trên áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, đối với hành vi vi phạm của tổ chức thì áp dụng mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Từ ngày 20/5/2025, không treo quốc kỳ Việt Nam trên tàu cá khi hoạt động bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam có những nghĩa vụ nào?
Căn cứ Điều 52 Luật Thủy sản 2017 quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam.
Theo đó, tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam có các nghĩa vụ sau:
- Thực hiện các quy định ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản, duy trì điều kiện được cấp Giấy phép khai thác thủy sản;
- Thực hiện quy định về bảo đảm an toàn cho người, tàu cá và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm khai thác;
- Chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai;
- Phải cứu nạn khi gặp người, tàu bị nạn;
- Phải treo Quốc kỳ Việt Nam trên tàu cá khi hoạt động;
- Đánh dấu tàu cá theo vùng biển, đánh dấu ngư cụ đang sử dụng tại ngư trường;
- Tuân thủ việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Tham gia cứu hộ, bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự trên vùng khai thác; tố giác hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản;
- Tuân thủ các quy định quản lý vùng, nghề, kích cỡ loài, ngư cụ khai thác thủy sản;
- Chấp hành việc điều chỉnh nội dung ghi trong giấy phép khi có thông báo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về điều chỉnh sản lượng khai thác theo loài;
- Trong quá trình hoạt động khai thác thủy sản phải mang theo bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép khai thác thủy sản đối với trường hợp phải có giấy phép, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với tàu cá phải đăng kiểm, Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, sổ danh bạ thuyền viên, văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác theo quy định đối với thuyền viên và người làm việc trên tàu cá;
- Ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản.
Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản khi nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 50 Luật Thủy sản 2017 quy định các trường hợp bị thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản như sau:
Điều 50. Giấy phép khai thác thủy sản
...
5. Giấy phép khai thác thủy sản bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị tẩy, xóa, sửa chữa nội dung của giấy phép;
b) Khai thác thủy sản trái phép ngoài vùng biển Việt Nam;
c) Tàu cá đã xóa đăng ký;
d) Không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
...
Như vậy, tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản khi thuộc 01 trong các trường hợp sau:
- Giấy phép bị tẩy, xóa, sửa chữa nội dung;
- Khai thác thủy sản trái phép ngoài vùng biển Việt Nam;
-Tàu cá đã xóa đăng ký;
- Không còn đủ điều kiện được cấp Giấy phép khai thác thủy sản.
Lưu ý: Nghị định 38/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2024.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?