Thỉnh giảng là gì? Mẫu hợp đồng thỉnh giảng dành cho nhà giáo không phải là cán bộ, công chức, viên chức mới nhất năm 2024?
Thỉnh giảng là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Chế độ thỉnh giảng trong cơ sở giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT quy định về thỉnh giảng như sau:
Điều 2. Thỉnh giảng
1. Thỉnh giảng là việc cơ sở giáo dục mời nhà giáo hoặc người có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo được quy định tại Điều 5 Quy định này đến:
a) Giảng dạy các môn học, học phần được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và đại học;
b) Giảng dạy các chuyên đề;
c) Hướng dẫn, tham gia chấm, hội đồng chấm đồ án, khoá luận tốt nghiệp; hướng dẫn, tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d) Hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, thực tập theo các chương trình giáo dục;
đ) Tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo.
...
Như vậy, thỉnh giảng là việc các cơ sở giáo dục mời nhà giáo hoặc người có đủ tiêu chuẩn nhà giáo thỉnh giảng đến để giảng dạy các chuyên đề, các môn học, học phần được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và đại học.
Ngoài ra, nhà giáo thỉnh giảng còn có thể được mời đến để thực hiện hướng dẫn, tham gia chấm, hội đồng chấm đồ án, khoá luận tốt nghiệp, hướng dẫn, tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, thực tập theo các chương trình giáo dục hoặc tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo.
Thỉnh giảng là gì? Mẫu hợp đồng thỉnh giảng dành cho nhà giáo không phải là cán bộ, công chức, viên chức mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Hợp đồng thỉnh giảng được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Chế độ thỉnh giảng trong cơ sở giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT quy định về hợp đồng thỉnh giảng như sau:
Điều 7. Hợp đồng thỉnh giảng
1. Đối với nhà giáo thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức
a) Hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc. Việc giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng thực hiện theo các quy định tại Mục 7 Chương XVII Bộ luật Dân sự. Không thực hiện hợp đồng lao động đối với hoạt động thỉnh giảng của cán bộ, công chức, viên chức.
b) Trong hợp đồng thỉnh giảng phải có điều khoản nhà giáo thỉnh giảng cam kết bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác.
2. Đối với nhà giáo thỉnh giảng không phải là cán bộ, công chức, viên chức
a) Đối với các hoạt động nêu tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 2 Quy định này, hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng lao động đã được quy định tại Bộ luật Lao động. Việc giao kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng, việc khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo các quy định của pháp luật về lao động.
b) Đối với hoạt động thỉnh giảng nêu tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Quy định này, hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc. Việc giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng thực hiện theo các quy định tại Mục 7 Chương XVII Bộ luật Dân sự.
Như vậy, hợp đồng thỉnh giảng được quy định như sau:
- Đối với nhà giáo thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức:
+ Hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ việc;
+ Hợp đồng thình giảng được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự 2015;
+ Hợp đồng thình giảng không được là hợp đồng lao động;
+ Phải có điều khoản nhà giáo thỉnh giảng cam kết bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác.
- Đối với nhà giáo thỉnh giảng không phải là cán bộ, công chức, viên chức:
+ Trường hợp thỉnh giảng để tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo: hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc, điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự 2015.
+ Các trường hợp còn lại: hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng lao động được điều chỉnh bởi Bộ luật Lao động 2019.
Mẫu hợp đồng thỉnh giảng dành cho nhà giáo không phải là cán bộ, công chức, viên chức mới nhất năm 2024?
Hợp đồng thỉnh giảng dành cho nhà giáo không phải là cán bộ, công chức, viên chức là hợp đồng lao động. Việc giao kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng, việc khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo đều thực hiện theo các quy định của pháp luật về lao động.
Tham khảo Mẫu hợp đồng thỉnh giảng dành cho nhà giáo không phải là cán bộ, công chức, viên chức mới nhất năm 2024 tại đây.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?