1 dặm bằng bao nhiêu kilomet? Người nước ngoài được tham gia nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở nào?

1 dặm bằng bao nhiêu kilomet? Người nước ngoài được tham gia nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở nào? Câu hỏi của chị Nhung đến từ Huế.

1 dặm bằng bao nhiêu kilomet?

Tại Việt Nam, có 02 đơn vị thường được dùng để đo chiều dài hay quãng đường đó là kilomet và mét. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cũng cần tìm hiểu cách quy đổi đơn vị dặm để sử dụng.

Để trả lời cho câu hỏi 1 dặm bằng bao nhiêu kilomet thì hiện nay theo tiêu chuẩn quốc tế, cách đổi đơn vị dặm sang kilomet như sau:

1 dặm = 1,60934 km.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/11042024/mot-dam-bang-bao-nhieu-km.jpg

1 dặm bằng bao nhiêu kilomet? Người nước ngoài được tham gia nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở nào? (Hình từ Internet)

Người nước ngoài được tham gia nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 16 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định như sau:

Điều 16. Chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế
1. Trong vùng đặc quyền kinh tế, Nhà nước thực hiện:
a) Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế;
b) Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;
c) Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế.
2. Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.
Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế có liên quan.
4. Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Luật này.

Theo đó, người nước ngoài được tham gia nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở:

- Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam phù hợp với pháp luật quốc tế có liên quan.

Các hoạt động bị cấm thực hiện trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam là gì?

Căn cứ theo Điều 37 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định như sau:

Điều 37. Quy định cấm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam
Khi thực hiện quyền tự do hàng hải, tự do hàng không trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, tổ chức, cá nhân không được tiến hành các hoạt động sau đây:
1. Đe dọa chủ quyền, quốc phòng, an ninh của Việt Nam;
2. Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, đánh bắt hải sản trái phép;
3. Khai thác trái phép dòng chảy, năng lượng gió và tài nguyên phi sinh vật khác;
4. Xây dựng, lắp đặt, sử dụng trái phép các thiết bị, công trình nhân tạo;
5. Khoan, đào trái phép;
6. Tiến hành nghiên cứu khoa học trái phép;
7. Gây ô nhiễm môi trường biển;
8. Cướp biển, cướp có vũ trang;
9. Các hoạt động bất hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.

Do vậy, các hoạt động bị cấm thực hiện trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam gồm:

- Đe dọa chủ quyền, quốc phòng, an ninh của Việt Nam.

- Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, đánh bắt hải sản trái phép.

- Khai thác trái phép dòng chảy, năng lượng gió và tài nguyên phi sinh vật khác.

- Xây dựng, lắp đặt, sử dụng trái phép các thiết bị, công trình nhân tạo.

- Khoan, đào trái phép.

- Tiến hành nghiên cứu khoa học trái phép.

- Gây ô nhiễm môi trường biển.

- Cướp biển, cướp có vũ trang.

- Các hoạt động bất hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.

Cá nhân hoạt động trong vùng biển Việt Nam phải tuân theo quy định chung nào?

Căn cứ theo Điều 22 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định như sau:

Điều 22. Quy định chung
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động trong vùng biển Việt Nam phải tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia của Việt Nam, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của tàu thuyền, tổ chức, cá nhân hoạt động trong vùng biển Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy, các cá nhân hoạt động trong vùng biển Việt Nam cần phải:

- Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia của Việt Nam.

- Tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan.

Trân trọng!

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm 2024 - Lịch âm hôm nay ngày mai - Chi tiết, đầy đủ cho cả năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai: Tại trường đang công tác, Thầy/Cô đã có những sáng kiến nào nhằm góp phần nâng cao hiệu quả khi triển khai chương trình giáo dục “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”?
Hỏi đáp Pháp luật
Tháng 12 2024 có ngày lễ, sự kiện gì? Tháng 12 2024 nước ta có ngày lễ lớn nào không?
Hỏi đáp Pháp luật
Vào thi Vòng 7 Trạng nguyên Tiếng Việt 2024 – 2025 trên Trangnguyen.edu.vn như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Dương lịch tháng 12 bắt đầu vào ngày mấy âm? Xem Lịch tháng 12 âm và dương chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Bài dự thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai dành cho giáo viên năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm dương 2025 - Lịch vạn niên 2025: Xem lịch âm, lịch dương 12 tháng chi tiết, đầy đủ?
Hỏi đáp Pháp luật
Lệ phí thi đánh giá tư duy TSA đợt 1 năm 2025 của Đại học Bách khoa Hà Nội?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn đăng ký tham quan triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Thể lệ cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm 2024 - 2025 như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Nguyễn Thị Kim Linh
3,506 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào