Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của viên chức y tế công cộng hạng 2 như thế nào?
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của viên chức y tế công cộng hạng 2?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 11/2015/TTLT-BYT-BNV, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 03/2022/TT-BYT có quy định về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của viên chức y tế công cộng hạng 2 như sau:
Điều 5. Y tế công cộng chính (hạng II) - Mã số: V.08.04.09
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên nhóm ngành Y tế công cộng; chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên nhóm ngành Quản lý y tế; bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên ngành Y học dự phòng.
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp y tế công cộng (dùng cho các hạng chức danh y tế công cộng).
Như vậy, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của viên chức y tế công cộng hạng 2 như sau:
- Tốt nghiệp chuyên khoa cấp 1 hoặc thạc sĩ trở lên nhóm ngành Y tế công cộng; chuyên khoa cấp 1 hoặc thạc sĩ trở lên nhóm ngành Quản lý y tế; bác sĩ chuyên khoa cấp 1 hoặc thạc sĩ trở lên ngành Y học dự phòng.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp y tế công cộng (dùng cho các hạng chức danh y tế công cộng).
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của viên chức y tế công cộng hạng 2? (Hình từ Internet)
Viên chức y tế công cộng hạng 2 có nhiệm vụ gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 11/2015/TTLT-BYT-BNV có quy định về nhiệm vụ của viên chức y tế công cộng hạng 2 như sau:
- Theo dõi, phân tích và chẩn đoán sức khỏe cộng đồng:
+ Xây dựng và tổ chức triển khai nghiên cứu khoa học để xác định nguyên nhân và yếu tố nguy cơ tác động đến sức khỏe cộng đồng; xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên của cộng đồng để giải quyết;
+ Tổ chức xây dựng hệ thống giám sát tình trạng sức khỏe cộng đồng và đánh giá hệ thống giám sát;
+ Xây dựng hồ sơ về tình trạng sức khỏe cộng đồng;
+ Lồng ghép hệ thống thông tin y tế công cộng qua các hoạt động hợp tác liên ngành, đa ngành.
- Lập kế hoạch xử lý vấn đề sức khỏe cần ưu tiên:
+ Lập kế hoạch, lựa chọn những giải pháp có hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề sức khỏe ưu tiên của cộng đồng dựa trên những nguồn lực sẵn có và sự tham gia của cộng đồng;
+ Xây dựng kế hoạch giám sát hỗ trợ, đánh giá quá trình triển khai thực hiện kế hoạch;
+ Tổng hợp và phân tích, đề xuất hoạch định chính sách liên quan đến lĩnh vực y tế công cộng.
- Thực hiện kế hoạch và đánh giá hiệu quả:
+ Điều phối và thực hiện kế hoạch, huy động nguồn lực của cộng đồng, thông tin giáo dục, truyền thông về bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng; quản lý nguy cơ và sức khỏe cộng đồng;
+ Tổ chức giám sát, đánh giá tiến độ, hiệu quả việc thực hiện kế hoạch và bổ sung, sửa đổi kế hoạch, can thiệp phù hợp với quá trình thực thi khi cần thiết;
+ Tổ chức thực hiện việc thống kê, báo cáo tiến trình thực hiện kế hoạch và những vấn đề nảy sinh;
+ Đề xuất và tổ chức thực hiện các biện pháp để duy trì và mở rộng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
- Tham gia nghiên cứu khoa học;
- Trực tiếp tham gia bồi dưỡng chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành cho viên chức y tế công cộng cấp thấp hơn hoặc học sinh, sinh viên;
- Tổ chức hoặc trực tiếp tham gia chỉ đạo tuyến về chuyên môn, kỹ thuật thuộc chuyên ngành y tế công cộng.
Tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức y tế cộng đồng hạng 2 là gì?
Tại khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch 11/2015/TTLT-BYT-BNV được bổ sung bởi khoản 4 Điều 2 Thông tư 03/2022/TT-BYT có quy định về tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức y tế công cộng hạng 2 như sau:
- Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và phương hướng phát triển của chuyên ngành y tế công cộng ở trong nước và trên thế giới;
- Có kỹ năng xác định các yếu tố môi trường, xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng;
- Xác định được vấn đề sức khỏe ưu tiên của cộng đồng và đưa ra biện pháp giải quyết thích hợp;
- Lập kế hoạch, đề xuất giải pháp và tổ chức các hoạt động bảo vệ chăm sóc sức khỏe cộng đồng;
- Có kỹ năng theo dõi và tham gia đánh giá việc thực hiện các chương trình sức khỏe tại cộng đồng;
- Có kỹ năng giám sát, phát hiện sớm bệnh dịch và tổ chức phòng, chống dịch tại cộng đồng;
- Sử dụng được công nghệ thông tin trong quản lý sức khỏe cộng đồng;
- Chủ nhiệm hoặc tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc phát minh khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt;
- Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh y tế công cộng (hạng 3) lên chức danh y tế công cộng chính (hạng 2) phải có thời gian giữ chức danh y tế công cộng (hạng 3) hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh y tế công cộng (hạng 3) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- Gói thầu tổ chức tham quan du lịch sử dụng ngân sách nhà nước dưới 1 tỷ có được chỉ định thầu?