Hướng dẫn cách tính múi giờ tại Việt Nam đơn giản, chuẩn xác nhất 2024?

Cho tôi hỏi: Cách tính múi giờ tại Việt Nam 2024 chi tiết như thế nào? Hiện nay, Việt Nam đã có văn bản công nhận dương lịch là lịch chính thức chưa? Câu hỏi từ chị Thảo - Huế

Hướng dẫn cách tính múi giờ tại Việt Nam đơn giản, chuẩn xác nhất 2024?

Sau đây là cách tính múi giờ tại Việt Nam đơn giản và chuẩn xác nhất có thể áp dụng:

Việt Nam nằm trên kinh tuyến số 7. Vì vậy nước ta có múi giờ số 7, ký hiệu GMT +7, tức giờ sẽ đi trước giờ GMT là 7 giờ.

Sau đây là cách tính múi giờ Việt Nam:

Ví dụ To hiện tại là 4 giờ 30 phút;

M của Việt Nam là +7;

Vậy ta sẽ có Tm = 4 giờ 30 phút + 7 giờ. Vậy nên nếu tại Anh là 4 giờ 30 phút, thì giờ Việt Nam lúc đó sẽ là 11 giờ 30 phút.

Ngoài Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia và Indonesia cũng đều có múi giờ số 7. So với nhiều nước trên thế giới, múi giờ Việt Nam cũng có sự chênh lệch cụ thể như:

- Mỹ là đất nước có GMT -5, còn Việt Nam có GMT +7. Vì thế, giờ Việt Nam sẽ nhanh hơn giờ Mỹ 12 giờ.

- Còn đối với Nga, giờ Việt Nam sẽ chạy nhanh hơn giờ Nga tới 4 giờ. Bởi Nga có múi giờ là GMT +3. Ví dụ giờ Nga đang là 6 giờ sáng thì giờ Việt Nam sẽ là 10 giờ sáng.

- Giờ Anh được xem là giờ gốc theo thang đo Greenwich, tức GMT +00. So với Việt Nam là GMT +7, thì giờ Việt Nam sẽ nhanh hơn giờ Anh 7 giờ. Đức là nơi sử dụng múi giờ GMT +1, nên Việt Nam và Đức có sự lệch thời gian tới 6 giờ.

- Còn tại Nhật Bản, múi giờ của thủ đô Tokyo là GMT +9. Do đó, giờ tại Nhật Bản sẽ luôn nhanh hơn giờ Việt Nam 2 giờ. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng là nơi có GMT +9. Vậy nên giờ Hàn Quốc và Việt Nam cũng chênh lệch nhau 2 giờ.

- Mặc dù Trung Quốc là quốc gia có diện tích rộng lớn nhưng tại Trung thực tế chỉ sử dụng 1 múi giờ là GMT +8, nghĩa là nhanh hơn giờ Việt Nam 1 giờ.

Hướng dẫn cách tính múi giờ tại Việt Nam đơn giản, chuẩn xác nhất 2024?

Hướng dẫn cách tính múi giờ tại Việt Nam đơn giản, chuẩn xác nhất 2024? (Hình từ Internet)

Quy định về lịch dương đối với Việt Nam hiện nay như thế nào?

Tại Tiểu mục 2 Mục 2 Thông tư 01-VLĐC-1967 quy định cụ thể như sau:

2. Điều 2 khẳng định dương lịch (lịch Grê-goa) là công lịch tức là lịch duy nhất được dùng trong các cơ quan Nhà nước, trong các tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta, trong giao dịch giữa Nhà nước với nhân dân và giao dịch với nước ngoài.
...

Theo đó, dương lịch (lịch Grê-goa) là công lịch tức là lịch duy nhất được dùng trong các cơ quan Nhà nước, trong các tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta, trong giao dịch giữa Nhà nước với nhân dân và giao dịch với nước ngoài.

Hiện nay các cơ quan Nhà nước (hành chính, tư pháp, chuyên môn) và đoàn thể các cấp, đã dùng dương lịch một cách phổ biến nhưng vẫn còn một số ngành trong một số công việc chưa tôn trọng triệt để công lịch, còn ghi ngày tháng theo âm lịch hay theo cả dương lịch và âm lịch. Bất lợi nhất nói chung là việc đặt kế hoạch sản xuất, nói riêng là việc định thời vụ nông nghiệp theo âm lịch. Tình trạng đó cần phải chấm dứt. Trong việc chỉ đạo nông nghiệp cần bỏ hẳn việc lấy ngày, tháng âm lịch để định thời vụ.

Quyết định này bắt buộc phải dùng dương lịch trong các giấy tờ văn bản của các cơ quan Nhà nước giữa các cơ quan Nhà nước với nhân dân (thí dụ các đơn từ, các hợp đồng giữa nhân dân và Nhà nước …).

Về phần âm lịch, thì quyết định xác nhận là căn cứ để tính ngày Tết dân tộc, một số ngày kỷ niệm lịch sử và lễ cổ truyền. Như vậy là vẫn giữ nguyên những ngày lễ hiện hành còn tính theo âm lịch.

Trong số đó, có những ngày thuần túy là ngày mặt trăng, có âm lịch mới tính được, như ngày Tết đầu năm âm lịch,ngày trung thu, rằm tháng tám v.v… nhưng cũng có những ngày lịch sử như ngày giỗ Tổ Hùng Vương, ngày kỷ niệm Hai Bà Trưng… sau này có thể chuyển sang dương lịch để thống nhất với cách tính các ngày lễ chính thức.

Như vậy là âm lịch chỉ cần dùng trong việc định một số ngày lễ cổ truyền, ngoài ra thì các sinh hoạt tập thể và công cộng hoàn toàn có thể tính theo dương lịch.

Hiện nay, Việt Nam đã có văn bản công nhận dương lịch là lịch chính thức hay chưa?

Căn cứ Mục 1 Thông tư 01-VLĐC-1967 quy định mục đích, ý nghĩa của việc ban hành quyết định:

MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA VIỆC BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH.
Đồng hồ và cuốn lịch là những phương tiện cần thiết cho hoạt động của xã hội. Việc định giờ chính thức và lịch chính thức là quyền hạn của Nhà nước. Ngày nay, với sự phát triển của các giao dịch quốc tế và của khoa học kỹ thuật, các nước đã đi đến áp dụng một phương pháp xác định thời gian thống nhất như sau:
...
1. Chưa có văn bản chính thức của Nhà nước xác nhận giờ chính thức của nước ta theo hệ thống múi giờ quốc tế;
2. Chưa có văn bản công nhận dương lịch (lịch Grê-goa) là lịch chính thức và quy định vị trí của âm lịch, nói đúng hơn là lịch cổ truyền, do đó việc dùng lịch còn tùy tiện, có thể dùng dương lịch hay âm lịch hay cả hai, gây ra nhiều khó khăn trong việc chỉ đạo sản xuất nhất là đối với nông nghiệp;
...

Như vậy, hiện nay Việt Nam chưa có văn bản công nhận dương lịch (lịch Grê-goa) là lịch chính thức và quy định vị trí của âm lịch, nói đúng hơn là lịch cổ truyền, do đó việc dùng lịch còn tùy tiện, có thể dùng dương lịch hay âm lịch hay cả hai, gây ra nhiều khó khăn trong việc chỉ đạo sản xuất nhất là đối với nông nghiệp.

Trân trọng!

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm 2024 - Lịch âm hôm nay ngày mai - Chi tiết, đầy đủ cho cả năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai: Tại trường đang công tác, Thầy/Cô đã có những sáng kiến nào nhằm góp phần nâng cao hiệu quả khi triển khai chương trình giáo dục “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”?
Hỏi đáp Pháp luật
Tháng 12 2024 có ngày lễ, sự kiện gì? Tháng 12 2024 nước ta có ngày lễ lớn nào không?
Hỏi đáp Pháp luật
Vào thi Vòng 7 Trạng nguyên Tiếng Việt 2024 – 2025 trên Trangnguyen.edu.vn như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Dương lịch tháng 12 bắt đầu vào ngày mấy âm? Xem Lịch tháng 12 âm và dương chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Bài dự thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai dành cho giáo viên năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm dương 2025 - Lịch vạn niên 2025: Xem lịch âm, lịch dương 12 tháng chi tiết, đầy đủ?
Hỏi đáp Pháp luật
Lệ phí thi đánh giá tư duy TSA đợt 1 năm 2025 của Đại học Bách khoa Hà Nội?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn đăng ký tham quan triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Thể lệ cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm 2024 - 2025 như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Nguyễn Thị Hiền
8,409 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tìm hiểu Pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào