Lịch nghỉ 30/4, 1/5 chính thức của Cán Bộ, CCVC, NLĐ: Có được nghỉ 5 ngày liên tiếp?
Lịch nghỉ 30/4, 1/5 chính thức của Cán Bộ, CCVC, NLĐ: Có được nghỉ 5 ngày liên tiếp?
Vào ngày 4 tháng 4 năm 2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã ban hành Công văn 1385/BLĐTBXH-CATLĐ năm 2024 đề xuất hoán đổi ngày làm việc bình thường (29/4/2024) và làm bù sang ngày khác để cán bộ công chức viên chức và người lao động được nghỉ lễ 5 ngày liên tiếp trong dịp lễ 30/4 và 1/5. Nội dung chi tiết như sau:
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được đề xuất về việc hoán đổi ngày làm việc bình thường và làm bù sang ngày khác trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2024. Trên cơ sở đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã dự thảo công văn gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo, đề xuất việc hoán đổi thời gian làm việc nêu trên (dự thảo công văn kèm theo).
Thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ, đề nghị quý Cơ quan cho ý kiến vào dự thảo Công văn nêu trên và gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 08/4/20241 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trân trọng cảm ơn sự phối hợp của quý Cơ quan./.
Theo thông tin mới nhất, đã có 08 cơ quan đồng ý với đề xuất của Bộ LĐTBXH.
Lý do đề xuất lịch nghỉ 30/4, 1/5 đối với cán bộ công chức, viên chức và người lao động như vậy là vì năm 2024, ngày 29/4 (Thứ Hai) nằm giữa ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 và ngày nghỉ cuối tuần. Việc hoán đổi ngày làm việc sẽ giúp người lao động có thời gian nghỉ ngơi, du lịch và sum họp gia đình và kích cầu ngành du lịch, góp phần thúc đẩy kinh tế nước nhà.
Mặt khác, hiện đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang được trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Cho nên, tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thông tin chính thức về việc lịch nghỉ 30/4, 1/5 của Cán Bộ, CCVC, NLĐ sẽ được nghỉ 5 ngày liên tiếp.
Nếu như theo Bộ luật Lao động 2019 thì lịch nghỉ 30/4, 1/5 của cán Bộ, CCVC, NLĐ: sẽ bao gồm 02 ngày và không có nghỉ bù.
Lịch nghỉ 30/4, 1/5 chính thức của Cán Bộ, CCVC, NLĐ: Có được nghỉ 5 ngày liên tiếp? (Hình từ Internet)
Lịch nghỉ lễ mùng 10 tháng 3 của Cán Bộ, CCVC, NLĐ năm nay như thế nào?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ lễ tết như sau:
Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, mùng 10 tháng 3 âm lịch chính là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Giỗ Tổ Hùng Vương là một trong các ngày lễ mà cán bộ công chức, viên chức và người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương. Theo đó, mùng 10 tháng 3 âm lịch năm 2024 rơi vào Thứ Năm ngày 18/4/2024 Dương lịch, cho nên lịch nghỉ lễ vào ngày mùng 10 tháng 3 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là 01 ngày và không có ngày nghỉ bù.
Việc tổ chức ngày kỷ niệm 30/4 hằng năm như thế nào?
Theo quy định Điều 8 Nghị định 145/2013/NĐ-CP, việc tổ chức ngày kỷ niệm 30 tháng 4 hằng năm như sau:
[1] Năm lẻ 5, năm khác:
- Tại Hà Nội, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm. Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động này.
- Tại thành phố Hồ Chí Minh, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh viếng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố Hồ Chí Minh.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương.
[2] Năm tròn:
- Tổ chức lễ kỷ niệm cấp quốc gia:
+ Tại thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm.
+ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước (1 trong 4 chức danh: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội), nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, đại diện kiều bào và đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh dự lễ kỷ niệm.
+ Việc mời khách nước ngoài do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
+ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc diễn văn kỷ niệm.
- Các hoạt động khác được tổ chức như đối với năm lẻ 5, năm khác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền tác giả được bảo hộ bao lâu kể từ thời điểm tác giả qua đời?
- Quy định về công tác trắc địa đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?
- Các cơ quan, đơn vị Cảnh sát giao thông nào có trách nhiệm tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông đường bộ?
- Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, nhãn hiệu có thể được bảo hộ trong bao lâu?
- Hướng dẫn viết đơn xin thuê đất mới nhất hiện nay?