Sử dụng phân bón không rõ nguồn gốc xuất xứ bị phạt bao nhiêu tiền?

Xin cho tôi hỏi: Sử dụng các loại phân bón không rõ nguồn gốc xuất xứ thì bị phạt bao nhiêu tiền? Điều kiện để sản xuất phân bón là gì? (Câu hỏi từ chị Dương - Vĩnh Long).

Sử dụng phân bón không rõ nguồn gốc xuất xứ bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ khoản 2 Điều 27 Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng phân bón không rõ nguồn gốc xuất xứ như sau:

Điều 27. Vi phạm quy định về sử dụng phân bón
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi sử dụng phân bón không đúng với nội dung hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn phân bón.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phân bón không có nguồn gốc xuất xứ.

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 5 Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền vi phạm hành chính như sau:

Điều 5. Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về trồng trọt (trừ phân bón) đối với cá nhân là 50.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về phân bón đối với cá nhân là 100.000.000 đồng.
3. Mức phạt tiền quy định tại chương II, chương III của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Như vậy, hành vi sử dụng phân bón không rõ nguồn gốc xuất xứ là hành vi vi phạm pháp luật và có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm, đối với tổ chức vi phạm thì áp dụng mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Sử dụng phân bón không rõ nguồn gốc xuất xứ có vi phạm pháp luật không?

Sử dụng phân bón không rõ nguồn gốc xuất xứ bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Điều kiện để tổ chức, cá nhân được sản xuất phân bón là gì?

Căn cứ Điều 41 Luật Trồng trọt 2018 quy định về điều kiện sản xuất phân bón.

Theo đó, tổ chức, cá nhân được sản xuất phân bón khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với quy mô sản xuất;

- Có dây chuyền, máy móc, thiết bị phù hợp với quy trình sản xuất từng loại, dạng phân bón;

- Có phòng thử nghiệm hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất;

- Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và được cập nhật với tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành về quản lý chất lượng;

- Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt;

- Người trực tiếp điều hành sản xuất phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học;

- Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.

Tên phân bón phải đáp ứng các quy định nào?

Căn cứ Điều 47 Luật Trồng trọt 2018 tên phân bón phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Khi đăng ký không được trùng với tên phân bón đã được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.

- Không làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng, thành phần và loại phân bón.

- Không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc; trùng cách đọc hoặc cách viết với tên của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân, các loại thực phẩm, đồ uống, dược phẩm.

- Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của phân bón, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.

- Đối với phân bón hỗn hợp, trường hợp tên của thành phần được sử dụng làm tên hay một phần của tên phân bón phải đặt theo thứ tự tên loại phân bón, thành phần, ký hiệu riêng, chữ số định lượng thành phần có trong tên, ký hiệu riêng khác (nếu có).

- Các thành phần và chữ số định lượng thành phần theo thứ tự nguyên tố dinh dưỡng đa lượng đạm (N), lân (P), kali (K), nguyên tố dinh dưỡng trung lượng, nguyên tố dinh dưỡng vi lượng, chất hữu cơ, chất bổ sung khác (nếu có).

Trân trọng!

Xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xử phạt vi phạm hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Người có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng phân bón không rõ nguồn gốc xuất xứ bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Như thế nào là bóc lột trẻ em? Ép buộc trẻ em làm trung gian giao dịch hoạt động bóc lột trẻ em thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi cố ý gây chấn thương cho người khác khi tham gia thi đấu thể thao bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trong xử phạt vi phạm hành chính năm 2024 là những tình tiết nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào được áp dụng biện pháp nhắc nhở khi xử phạt vi phạm hành chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuốc giả là gì? Người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn bán thuốc giả có bị công khai không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cha mẹ ép buộc con phải đi ăn xin ngoài đường thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Những trường hợp được giải trình trong xử phạt vi phạm hành chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đang thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà chết thì xử lý như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xử phạt vi phạm hành chính
Trần Thị Ngọc Huyền
71 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Xử phạt vi phạm hành chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào