Kinh doanh dịch vụ lưu trú là gì? Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ lưu trú là bao nhiêu?
Kinh doanh dịch vụ lưu trú là gì?
Căn cứ khoản 22 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ lưu trú như sau:
Điều 3. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý
...
22. Kinh doanh dịch vụ lưu trú, gồm: Các cơ sở lưu trú theo quy định của Luật du lịch và các hình thức dịch vụ cho thuê lưu trú khác (nghỉ theo giờ và nghỉ qua đêm) hoạt động trên đất liền hoặc trên các phương tiện tàu thủy lưu trú du lịch.
...
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 48 Luật Du lịch 2017 quy định về các cơ sở lưu trú du lịch như sau:
Điều 48. Các loại cơ sở lưu trú du lịch
1. Khách sạn.
2. Biệt thự du lịch.
3. Căn hộ du lịch.
4. Tàu thủy lưu trú du lịch.
5. Nhà nghỉ du lịch.
6. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.
7. Bãi cắm trại du lịch.
8. Các cơ sở lưu trú du lịch khác.
Như vậy, kinh doanh dịch vụ lưu trú là việc kinh doanh các cơ sở lưu trú du lịch và các hình thức dịch vụ cho thuê lưu trú khác theo hình thức nghỉ theo giờ, nghỉ qua đêm và hoạt động trên đất liền hoặc trên các phương tiện tàu thủy lưu trú du lịch.
Các cơ sở lưu trú được kinh doanh hiện nay bao gồm khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, bãi cắm trại du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch khác và các hình thức dịch vụ cho thuê lưu trú khác.
Kinh doanh dịch vụ lưu trú là gì? Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ lưu trú là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ lưu trú là bao nhiêu?
Căn cứ Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg quy định về mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ lưu trú.
Theo đó, mã ngành nghề kinh doanh doanh dịch vụ lưu trú cấp 4 là 5510, 5590, cụ thể như sau:
Điều kiện để tổ chức, cá nhân được kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 49 Luật Du lịch 2017 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch như sau:
Điều 49. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bao gồm:
a) Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
c) Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.
2. Chính phủ quy định chi tiết điểm c khoản 1 Điều này.
Như vậy, tổ chức, cá nhân được phép kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau, cụ thể bao gồm:
[1] Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
[2] Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
[3] Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.
Theo đó, tùy vào loại hình dịch vụ lưu trú du lịch thì tổ chức cá nhân muốn kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch cần đáp ứng điều kiện tốt thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch tương ứng với loại hình dịch vụ đó theo quy định của Chính phủ.
Hiện nay, có các loại hình cơ sở lưu trú du lịch nào?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định về các loại hình cơ sở lưu trú du lịch như sau:
Điều 21. Các loại hình cơ sở lưu trú du lịch
1. Khách sạn: Cơ sở lưu trú du lịch bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch; bao gồm: Khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn bên đường, khách sạn nổi và khách sạn thành phố.
a) Khách sạn nghỉ dưỡng: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, nhà thấp tầng, căn hộ, ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp;
b) Khách sạn bên đường: Cơ sở lưu trú du lịch gần đường giao thông, có bãi đỗ xe nhằm phục vụ nhu cầu lưu trú của khách sử dụng phương tiện giao thông đường bộ (xe máy, ô tô) đi du lịch hoặc nghỉ ngơi giữa những chặng đường dài;
c) Khách sạn nổi: Cơ sở lưu trú du lịch neo đậu trên mặt nước và có thể di chuyển khi cần thiết;
d) Khách sạn thành phố: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng tại các đô thị phục vụ khách du lịch.
2. Biệt thự du lịch: Biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê và có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú.
3. Căn hộ du lịch: Căn hộ có trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch. Khách có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú.
4. Tàu thủy lưu trú du lịch: Phương tiện vận tải thủy có phòng ngủ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch.
5. Nhà nghỉ du lịch: Cơ sở lưu trú có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch.
6. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê: Nhà ở có khu vực được bố trí trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú; khách cùng sinh hoạt với gia đình chủ nhà.
7. Bãi cắm trại du lịch: Khu vực được quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại.
Như vậy, hiện nay có 07 loại hình cơ sở lưu trú du lịch bao gồm:
- Khách sạn, gồm:
+ Khách sạn nghỉ dưỡng;
+ Khách sạn bên đường;
+ Khách sạn nổi;
+ Khách sạn thành phố.
- Biệt thự du lịch;
- Căn hộ du lịch;
- Tàu thủy lưu trú du lịch;
- Nhà nghỉ du lịch;
- Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê;
- Bãi cắm trại du lịch.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các bước đăng nhập vnEdu.vn cho giáo viên đơn giản, nhanh nhất 2024?
- Điều lệ đảng hiện hành được thông qua năm nào?
- Festival hoa Đà Lạt 2024 ngày nào? Festival hoa đà lạt ở đâu? Festival Hoa Đà Lạt có những hoạt động gì?
- Lịch âm 2024 - Lịch vạn niên 2024: Chi tiết? Còn mấy ngày nữa đến Tết âm lịch 2025?
- Tỉnh Hưng Yên có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Hưng Yên giáp tỉnh nào?