Kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch không niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt như thế nào?
Kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch không niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 10 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định chung về kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
Điều 10. Vi phạm quy định chung về kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thông báo không đầy đủ các nội dung tới cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú du lịch trước khi đi vào hoạt động theo quy định;
b) Thông báo hoạt động không đúng thời hạn theo quy định;
c) Không niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định.
....
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 49 của Luật Du lịch.
8. Quy định từ khoản 1 đến khoản 7 Điều này cũng được áp dụng đối với nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan nhà nước có hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch.
....
Như vậy, theo quy định thì hành vi không niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ khi kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Địa điểm lưu trú được quy định nêu trên cũng bao gồm cả nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan nhà nước có hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch.
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định nêu trên là áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP).
Kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch không niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Khi đi du lịch thì khách du lịch có thể lưu trú tại đâu?
Căn cứ quy định Điều 48 Luật Du lịch 2017 quy định về các loại cơ sở lưu trú du lịch như sau:
Các loại cơ sở lưu trú du lịch
1. Khách sạn.
2. Biệt thự du lịch.
3. Căn hộ du lịch.
4. Tàu thủy lưu trú du lịch.
5. Nhà nghỉ du lịch.
6. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.
7. Bãi cắm trại du lịch.
8. Các cơ sở lưu trú du lịch khác.
Như vậy, hiện tại khi đi du lịch thì du khách có thể lưu trú tại một số loại cơ sở lưu trú như sau:
- Khách sạn.
- Biệt thự du lịch.
- Căn hộ du lịch.
- Tàu thủy lưu trú du lịch.
- Nhà nghỉ du lịch.
- Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.
- Bãi cắm trại du lịch.
- Các cơ sở lưu trú du lịch khác.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 49 Luật Du lịch 2017 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch như sau:
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bao gồm:
a) Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
c) Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.
2. Chính phủ quy định chi tiết điểm c khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định thì điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch gồm có:
- Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
- Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
- Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.
Nghĩa vụ của khách du lịch gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 12 Luật Du lịch 2017 quy định về nghĩa vụ của khách du lịch như sau:
Điều 12. Nghĩa vụ của khách du lịch
1. Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương, bảo vệ và giữ gìn tài nguyên du lịch, môi trường du lịch; không gây phương hại đến hình ảnh quốc gia, truyền thống văn hóa dân tộc của Việt Nam.
2. Thực hiện nội quy của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch.
3. Thanh toán tiền dịch vụ theo hợp đồng, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
4. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự.
Như vậy, theo quy định thì nghĩa vụ của khách du lịch gồm có:
- Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương, bảo vệ và giữ gìn tài nguyên du lịch, môi trường du lịch; không gây phương hại đến hình ảnh quốc gia, truyền thống văn hóa dân tộc của Việt Nam.
- Thực hiện nội quy của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch.
- Thanh toán tiền dịch vụ theo hợp đồng, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
- Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự.
Trân trọng!
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTK/thang-7/dich-vu-luu-tru-du-lich.png)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/DKV/tuan-2-4/kinh-doanh-lu-tru.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/TTNH/thang4/kd-dich-vu-luu-tru-du-lich.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2023/LTN/thang7/khai-bao-tam-tru-doi-voi-khach-luu-tru.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Ngày 24 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Tiền làm thêm giờ vào ngày 24 tháng 2 2025 âm lịch là bao nhiêu?
- Sân bay Gia Bình rộng bao nhiêu hectare? Sân bay Gia Bình ở tỉnh nào?
- 04 lưu ý khi không nộp phạt vi phạm giao thông năm 2025 mới nhất?
- Điểm mới thi đánh giá năng lực sư phạm năm 2025 cần lưu ý?
- Ngày 23 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Số giờ làm việc tối đa ngày 23 tháng 2 2025 âm lịch của người lao động là bao nhiêu giờ?