Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà ở thông dụng năm 2024?
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà ở thông dụng năm 2024?
Biên bản thanh lý hợp đồng là văn bản giao kết giữa các bên tham gia hợp đồng nhằm xác nhận việc đã các bên đã hoàn thành các nội dung trong hợp đồng, đồng thời đã nghiệm thu các hạng mục công việc, nghĩa vụ thanh toán,... theo thỏa thuận.
Theo đó, biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà ở được hiểu là văn bản giữa bên cho thuê nhà và bên thuê nhà việc các bên chấm dứt việc thuê nhà theo hợp đồng thuê nhà đã lập và xác nhận các bên đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thanh toán tiền nhà, hoàn trả tiền cọc, bàn giao lại nhà ở cho bên cho thuê nhà,...
Tổ chức, cá nhân cho thuê, thuê nhà ở có thể tham khảo Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà ở dưới đây.
Tải về Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà ở thông dụng năm 2024 tại đây.
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà ở thông dụng năm 2024? (Hình từ Internet)
Các trường hợp nào được phép chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở?
Căn cứ Điều 131 Luật Nhà ở 2014 quy định về các trường hợp được phép chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở như sau:
Điều 131. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở
1. Trường hợp thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà được thực hiện khi có một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 84 của Luật này.
2. Trường hợp thuê nhà ở không thuộc sở hữu nhà nước thì việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Hợp đồng thuê nhà ở hết hạn; trường hợp trong hợp đồng không xác định thời hạn thì hợp đồng chấm dứt sau 90 ngày, kể từ ngày bên cho thuê nhà ở thông báo cho bên thuê nhà ở biết việc chấm dứt hợp đồng;
b) Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;
c) Nhà ở cho thuê không còn;
d) Bên thuê nhà ở chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà khi chết, mất tích không có ai đang cùng chung sống;
đ) Nhà ở cho thuê bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc khu vực đã có quyết định thu hồi đất, giải tỏa nhà ở hoặc có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhà ở cho thuê thuộc diện bị Nhà nước trưng mua, trưng dụng để sử dụng vào các mục đích khác.
Bên cho thuê phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước 30 ngày về việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở quy định tại điểm này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
e) Chấm dứt theo quy định tại Điều 132 của Luật này.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 171 Luật Nhà ở 2023 quy định về các trường hợp được phép chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở từ ngày 01/01/2025 như sau:
Điều 171. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở
....
đ) Bên thuê nhà ở là tổ chức giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động;
...
Như vậy, có thể chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở trong các trường hợp sau:
- Trường hợp Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước: chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp phải thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định.
- Trường hợp thuê nhà ở không thuộc sở hữu nhà nước:
+ Hợp đồng thuê nhà ở hết hạn;
+ Hợp đồng chấm dứt sau 90 ngày kể từ ngày bên cho thuê nhà ở thông báo cho bên thuê nhà ở biết việc chấm dứt hợp đồng đối với hợp đồng không xác định thời hạn;
+ Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;
+ Nhà ở cho thuê không còn;
+ Bên thuê nhà ở chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà khi chết, mất tích không có ai đang cùng chung sống;
+ Nhà ở cho thuê bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ;
+ Nhà ở cho thuê thuộc khu vực đã có quyết định thu hồi đất, giải tỏa nhà ở hoặc có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Nhà ở cho thuê thuộc diện bị Nhà nước trưng mua, trưng dụng để sử dụng vào các mục đích khác.
+ Các trường hợp bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê theo quy định.
Ngoài ra, từ ngày 01/01/2025, theo quy định mới, hợp đồng thuê nhà ở còn có thể chấm dứt nếu nhà ở cho thuê không thuộc sở hữu nhà nước và đồng thời bên thuê nhà ở là tổ chức giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động.
Từ 01/01/2025, thời hạn thuê và giá thuê nhà ở được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 170 Luật Nhà ở 2023 quy định về thời hạn thuê và giá thuê nhà ở như sau:
Điều 170. Thời hạn thuê, giá thuê, cho thuê lại nhà ở
1. Bên cho thuê và bên thuê nhà ở được thỏa thuận về thời hạn thuê, giá thuê và hình thức trả tiền thuê nhà ở theo định kỳ hoặc trả một lần; trường hợp Nhà nước có quy định về giá thuê nhà ở thì các bên phải thực hiện theo quy định đó.
2. Trường hợp bên cho thuê thực hiện cải tạo nhà ở và được bên thuê đồng ý thì bên cho thuê được quyền điều chỉnh giá thuê nhà ở nếu thời gian cho thuê còn lại từ một phần ba thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở trở xuống. Giá thuê nhà ở mới do các bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở và phải bồi thường cho bên thuê theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, bên cho thuê và bên thuê nhà ở được quyền thỏa thuận về thời hạn và thuê nhà ở ngoại trừ các trường hợp Nhà nước có quy định về giá thuê.
Bên cho thuê được quyền điều chỉnh giá thuê nhà ở trong trường hợp bên cho thuê thực hiện cải tạo nhà ở và có sự đồng ý từ bên thuê, việc điều chỉnh này chỉ được thực hiện nếu thời gian cho thuê còn lại từ 1/3 thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở trở xuống. Giá thuê nhà ở mới sẽ do các bên thỏa thuận.
Lưu ý: Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật về nhà ở ban hành trước ngày Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực thi hành là nhà ở thuộc tài sản công.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp đồng thuê nhà có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?