Thời gian cơ sở đào tạo nghề sơ cấp thông báo tuyển sinh là khi nào?
Thời gian cơ sở đào tạo nghề sơ cấp thông báo tuyển sinh là khi nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 14 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Điều 14. Xác định chỉ tiêu, kế hoạch tuyển sinh và thông báo tuyển sinh
1. Xác định chỉ tiêu tuyển sinh
Cơ sở đào tạo sơ cấp căn cứ vào các điều kiện tổ chức đào tạo (chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo; giáo viên, người dạy nghề; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo,…) và nhu cầu của người học, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ sơ cấp hàng năm của đơn vị mình theo quy định.
2. Kế hoạch tuyển sinh
a) Trên cơ sở xác định chỉ tiêu tuyển sinh quy định tại Khoản 1 Điều này; căn cứ vào nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, người sử dụng lao động, nhu cầu của người học và kết quả tuyển sinh đào tạo trong năm, trước ngày 31 tháng 10 hằng năm cơ sở đào tạo sơ cấp xây dựng kế hoạch tuyển sinh trình độ sơ cấp cho năm sau của cơ sở mình, gồm: số lượng, nghề đào tạo, đối tượng, thời gian, địa bàn tuyển sinh gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức đào tạo và Bộ, ngành trực tiếp quản lý (nếu có).
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp kế hoạch tuyển sinh của các cơ sở đào tạo sơ cấp trên địa bàn; các Bộ, ngành tổng hợp kế hoạch tuyển sinh của các cơ sở đào tạo sơ cấp trực thuộc (nếu có) gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 30 tháng 11 hằng năm.
3. Thông báo tuyển sinh
Chậm nhất 03 (ba) tháng trước khi tổ chức tuyển sinh, cơ sở đào tạo sơ cấp công bố công khai: chỉ tiêu tuyển sinh của từng nghề; đối tượng tuyển sinh, khu vực tuyển sinh và thời hạn nhận hồ sơ đăng ký học; thời gian xét tuyển và căn cứ xét tuyển.
Như vậy, thời gian cơ sở đào tạo nghề sơ cấp thông báo tuyển sinh là chậm nhất 03 tháng trước khi tổ chức tuyển sinh.
Ngoài ra, thông báo tuyển sinh phải đảm bảo có các nội dung sau:
- Chỉ tiêu tuyển sinh của từng nghề.
- Đối tượng tuyển sinh, khu vực tuyển sinh và thời hạn nhận hồ sơ đăng ký học.
- Thời gian xét tuyển và căn cứ xét tuyển.
Thời gian cơ sở đào tạo nghề sơ cấp thông báo tuyển sinh là khi nào? (Hình từ Internet)
Việc học tại cơ sở đào tạo nghề sơ cấp phải đảm bảo tỷ lệ học tập lý thuyết và học tập thực hành là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Điều 4. Khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ sơ cấp
1. Khối lượng học tập tối thiểu đối với bậc 1, 2 và 3 trình độ sơ cấp
a) Bậc 1 - Sơ cấp I tối thiểu là 5 (năm) tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 3 (ba) mô - đun và thời gian thực học tối thiểu là 300 (ba trăm) giờ chuẩn đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
b) Bậc 2 - Sơ cấp II tối thiểu là 15 (mười lăm) tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 9 (chín) mô - đun đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
c) Bậc 3 - Sơ cấp III tối thiểu là 25 (hai mươi lăm) tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 15 (mười lăm) mô - đun đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
2. Khối lượng học tập lý thuyết và học tập thực hành tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ: lý thuyết chiếm tối đa 25%; thực hành chiếm tối thiểu 75%.
Theo quy định trên, khối lượng học tập lý thuyết và học tập thực hành tại cơ sở đào tạo sơ cấp phải đảm bảo tỷ lệ là:
- Lý thuyết: chiếm tối đa 25%.
- Thực hành: chiếm tối thiểu 75%.
Người học tại cơ sở đào tạo nghề sơ cấp được nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả học tập trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Điều 20. Nghỉ học tạm thời
1. Người học được nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau:
a) Được điều động đi làm nghĩa vụ quân sự, công an nghĩa vụ, thanh niên xung phong;
b) Bị ốm đau hoặc tai nạn phải điều trị dài ngày, nhưng phải có giấy xác nhận của bệnh viện hoặc cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền;
c) Trường hợp vì nhu cầu cá nhân, người học phải có đủ các điều kiện:
- Đã học ít nhất một mô - đun, tín chỉ hoặc một kỳ học, đợt học đối với chương trình đào tạo tại cơ sở đào tạo sơ cấp;
- Không rơi vào trường hợp bị buộc thôi học quy định tại Điều 21 của Thông tư này.
2. Người học, khi muốn trở lại học tiếp tại cơ sở đào tạo sơ cấp, phải báo cho cơ sở đào tạo sơ cấp ít nhất 5 (năm) ngày làm việc trước khi bắt đầu kỳ học, đợt học mới.
3. Thủ tục nghỉ học tạm thời, được bảo lưu kết quả đã học và việc trở lại học tiếp do người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quy định cụ thể và phải thông báo công khai tại cơ sở đào tạo sơ cấp.
Theo đó, người học tại cơ sở đào tạo nghề sơ cấp được nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả học tập khi thuộc các trường hợp dưới đây:
- Được điều động đi làm nghĩa vụ quân sự, công an nghĩa vụ, thanh niên xung phong.
- Bị ốm đau hoặc tai nạn phải điều trị dài ngày, nhưng phải có giấy xác nhận của bệnh viện hoặc cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.
- Nếu vì nhu cầu cá nhân thì người học phải có đủ các điều kiện sau:
+ Đã học ít nhất một mô - đun, tín chỉ hoặc một kỳ học, đợt học đối với chương trình đào tạo tại cơ sở đào tạo sơ cấp.
+ Không rơi vào trường hợp bị buộc thôi học theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?