Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện là ngày mấy dương lịch? Cần lưu ý những gì trước và sau khi hiến máu?
Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện là ngày mấy dương lịch?
Để cung cấp đầy đủ máu và các sản phẩm máu có chất lượng tốt cho nhu cầu điều trị người bệnh trên cơ sở cho máu tình nguyện và bảo đảm an toàn truyền máy trong các cơ sở y tế, năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 43/2000/QĐ-TTg lấy ngày 7/4 dương lịch hàng năm là “Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện”.
Đồng thời qua đó còn tuyên truyền khuyến khích, động viên đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia hiến máu thường xuyên.
Từ đó đến nay trên đất nước ta, việc hiến máu tình nguyện ở các địa phương ngày càng có nhiều tiến bộ, không chỉ trong nhận thức của các cấp, các ngành, trong nhân dân mà trong cả hành động, với sự tham gia tự nguyện của đông đảo tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên.
Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện là ngày mấy dương lịch? Cần lưu ý những gì trước và sau khi hiến máu? (Hình từ Internet)
Cần lưu ý những gì trước và sau hiến máu?
Hiến máu là hành động cao đẹp, giúp mang đến món quà sức khỏe vô giá cho người bệnh.
Tuy nhiên, cần lưu ý những điều sau đây để giữ sức khỏe và yên tâm hơn trong mỗi lần hiến máu:
(1) Trước khi hiến máu:
- Đêm trước hiến máu không nên thức quá khuya (ngủ ít nhất 6 tiếng).
- Nên ăn nhẹ, KHÔNG ăn các đồ ăn có nhiều đạm, nhiều mỡ.
- KHÔNG uống rượu, bia.
- Chuẩn bị tâm lý thực sự thoải mái.
- Mang theo giấy tờ tùy thân.
- Uống nhiều nước.
(2) Sau khi hiến máu
- Duỗi thẳng, hơi nâng cao cánh tay trong 15 phút.
- Hạn chế gập tay trong quá trình nghỉ sau hiến máu.
- Nghỉ tại điểm hiến máu tối thiểu 15 phút.
- Uống nhiều nước.
- Chỉ ra về khi cảm thấy thực sự thoải mái.
- Nếu xuất hiện chảy máu từ vết băng cầm máu:
+ Nâng cánh tay lên và ấn nhẹ vào vết bông.
+ Ngồi xuống ghế và thông báo cho nhân viên y tế để được hỗ trợ.
- Sau khi về nhà nên:
+ Giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
+ Tăng cường sử dụng các chất dinh dưỡng bổ máu: thịt, gan, trứng, sữa, dùng thêm các thuốc bổ máu nếu có thể.
+ Không hút thuốc lá trong vòng 4 tiếng.
+ Tránh nâng vật nặng bằng tay vừa hiến máu
Lưu ý: Nội dung trên mang tính chất tham khảo.
Người tham gia hiến máu tình nguyện phải đáp ứng những điều kiện gì?
Theo Điều 4 Thông tư 26/2013/TT-BYT thì nếu muốn tham gia hiến máu tình nguyện, người hiến máu phải là người có đủ tiêu chuẩn về tuổi, sức khỏe và các điều kiện khác, cụ thể như sau:
- Độ tuổi: từ đủ 18 tuổi đến 60 tuổi.
- Sức khỏe:
+ Người có cân nặng ít nhất là 42 kg đối với phụ nữ, 45 kg đối với nam giới được phép hiến máu toàn phần;
Người có cân nặng từ 42 kg đến dưới 45 kg được phép hiến không quá 250 ml máu toàn phần mỗi lần;
Người có cân nặng 45 kg trở lên được phép hiến máu toàn phần không quá 09 ml/kg cân nặng và không quá 500ml mỗi lần.
+ Người có cân nặng ít nhất là 50 kg được phép hiến các thành phần máu bằng gạn tách;
Người hiến máu có thể hiến một hoặc nhiều thành phần máu trong mỗi lần gạn tách, nhưng tổng thể tích các thành phần máu hiến không quá 500 ml;
Người có cân nặng ít nhất là 60 kg được phép hiến tổng thể tích các thành phần máu hiến mỗi lần không quá 650 ml.
+ Không mắc các bệnh mạn tính hoặc cấp tính về thần kinh, tâm thần, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, tiêu hoá, gan mật, nội tiết, máu và tổ chức tạo máu, bệnh hệ thống, bệnh tự miễn, tình trạng dị ứng nặng;
+ Không mang thai vào thời điểm đăng ký hiến máu (đối với phụ nữ);
+ Không có tiền sử lấy, hiến, ghép bộ phận cơ thể người;
+ Không nghiện ma tuý, nghiện rượu;
+ Không có khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại Luật Người khuyết tật;
+ Không sử dụng một số thuốc được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 26/2013/TT-BYT;
+ Không mắc các bệnh lây truyền qua đường máu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại thời điểm đăng ký hiến máu;
- Lâm sàng:
+ Tỉnh táo, tiếp xúc tốt;
+ Huyết áp tâm thu trong khoảng từ 100 mmHg đến dưới 160 mmHg và tâm trương trong khoảng từ 60 mmHg đến dưới 100 mmHg;
+ Nhịp tim đều, tần số trong khoảng từ 60 lần đến 90 lần/phút;
+ Không có một trong các biểu hiện sau: gày, sút cân nhanh (trên 10% cân nặng cơ thể trong thời gian 6 tháng); da xanh, niêm mạc nhợt; hoa mắt, chóng mặt; vã mồ hôi trộm; hạch to xuất hiện nhiều nơi; sốt; phù; ho, khó thở; tiêu chảy; xuất huyết các loại; có các tổn thương, dấu hiệu bất thường trên da.
- Xét nghiệm:
+ Đối với người hiến máu toàn phần và hiến các thành phần máu bằng gạn tách: nồng độ hemoglobin phải đạt ít nhất bằng 120 g/l; nếu hiến máu toàn phần thể tích trên 350 ml phải đạt ít nhất 125 g/l.
+ Đối với người hiến huyết tương bằng gạn tách: nồng độ protein huyết thanh toàn phần phải đạt ít nhất bằng 60g/l và được xét nghiệm trong thời gian không quá 01 tháng;
+ Đối với người hiến tiểu cầu, bạch cầu hạt, tế bào gốc bằng gạn tách: số lượng tiểu cầu phải lớn hơn hoặc bằng 150´109/l.
- Ngoài các tiêu chuẩn trên, việc được hiến máu do bác sỹ khám tuyển chọn người hiến máu xem xét, quyết định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 lên bao nhiêu phần trăm?
- Cẩm nang Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến cung cấp mấy nhóm kỹ năng chính?
- Hướng phấn đấu trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam mới nhất năm 2024?
- Đáp án Bài tự luận cuộc thi An toàn giao thông nụ cười ngày mai cấp THCS năm 2024?
- Lịch thi IOE cấp trường năm 2024? Học sinh cấp 2 thực hiện quyền và nhiệm vụ gì?