Đáp án cuộc thi Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến năm 2024?
Đáp án cuộc thi Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến năm 2024?
Ban Tuyên giáo Trung ương, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam và các cơ quan liên quan đã phát động cuộc thi Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến. Dưới đây là đáp án cuộc thi Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến năm 2024:
Câu 1: Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử (TMĐT) đến năm 2025 ban hành theo Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 29/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ đề ra mục tiêu nào dưới đây?
Tất cả các mục tiêu trên.
Câu 2: Theo Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trường hợp nào được xác định là hàng giả?
Cả hai trường hợp trên.
Câu 3: Hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra những tác hại gì?
Tất cả các nội dung trên.
Câu 4: “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và các kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng qua các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông xã hội” là nhiệm vụ thứ mấy của Đề án "Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025" ban hành theo Quyết định số 1907/QĐ-TTg ngày 23/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ?
Nhiệm vụ 2.
Câu 5: Cẩm nang “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến” do Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, ban hành đã cung cấp mấy nhóm kỹ năng chính?
5 nhóm kỹ năng chính.
Lưu ý: Cuộc thi Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến năm 2024 chỉ mang tính chất tham khảo!
Đáp án cuộc thi Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến năm 2024? (Hình từ Internet)
Hàng giả là hàng gì?
Căn cứ khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Theo Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...]
7. “Hàng giả” gồm:
a) Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
[...]
Như vậy, hàng giả là các hàng sau:
- Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký
- Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa
- Thuốc giả là thuốc được sản xuất thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Không có dược chất, dược liệu
+ Có dược chất không đúng với dược chất ghi trên nhãn hoặc theo tiêu chuẩn đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu
+ Có dược chất, dược liệu nhưng không đúng hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu, trừ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng trong quá trình bảo quản, lưu thông phân phối
+ Được sản xuất, trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc nước xuất xứ
- Dược liệu giả là dược liệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Không đúng loài, bộ phận hoặc nguồn gốc được cơ sở kinh doanh cố ý ghi trên nhãn hoặc ghi trong tài liệu kèm theo
+ Bị cố ý trộn lẫn hoặc thay thế bằng thành phần không phải là dược liệu ghi trên nhãn; dược liệu bị cố ý chiết xuất hoạt chất
+ Được sản xuất, trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc nước xuất xứ
Tổ chức trưng bày hàng giả tại triển lãm thương mại thì bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ điểm a khoản 3; khoản 6; điểm b khoản 7 Điều 35 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm về hội chợ, triển lãm thương mại:
Điều 35. Hành vi vi phạm về hội chợ, triển lãm thương mại
[...]
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Trưng bày hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại hội chợ, triển lãm thương mại nhưng không niêm yết rõ hàng hóa đó là hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc không nêu rõ trong nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại;
[...]
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và b khoản 3 Điều này.
[...]
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
[...]
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Theo đó, hành vi trưng bày hàng giả tại triển lãm thương mại nhưng không niêm yết rõ hàng hóa đó là hàng giả thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Ngoài ra, bị tịch thu tang vật và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.
Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện thì phạt tiền bằng 1/2 lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân. (quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi điểm b, điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ Đề luyện thi IOE cấp trường lớp 4 cho học sinh chi tiết?
- Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947 diễn ra trong thời gian nào?
- Có bắt buộc phải nộp giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp khi đăng ký cư trú từ 10/1/2025 không?
- Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập ngày tháng năm nào?
- Tải về mẫu bản án dân sự sơ thẩm mới nhất hiện nay? Hướng dẫn cách viết mẫu bản án dân sự sơ thẩm?