Thủ tục trả lại tài sản nhà nước của đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện như thế nào?
Thủ tục trả lại tài sản nhà nước của đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện như thế nào?
Tại Điều 48 Nghị định 151/2017/NĐ-CP có quy định về thu hồi tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
Điều 48. Thu hồi tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
1. Việc thu hồi tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại Điều 41 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
3. Trình tự, thủ tục thu hồi tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.
Như vậy, thủ tục trả lại tài sản nhà nước (thu hồi tài sản công) của đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện như sau:
(1) Trường hợp cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công tự nguyện trả lại tài sản cho Nhà nước:
Bước 1: Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản lập 01 bộ hồ sơ gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền thu hồi tài sản xem xét, quyết định.
Hồ sơ đề nghị trả lại tài sản cho Nhà nước gồm:
- Văn bản đề nghị trả lại tài sản của cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản: 01 bản chính;
- Văn bản đề nghị của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;
- Danh mục tài sản đề nghị trả lại cho Nhà nước (chủng loại, số lượng; tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán): 01 bản chính;
- Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị trả lại tài sản (nếu có): 01 bản sao.
Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị trả lại tài sản không phù hợp.
Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản bị thu hồi thực hiện bàn giao đầy đủ tài sản và các hồ sơ có liên quan đến tài sản cho cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công, cụ thể như sau:
- Bàn giao cho cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công đối với tài sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thu hồi;
- Bàn giao cho cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công, sử dụng tài sản công đối với tài sản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định thu hồi;
- Bàn giao cho Sở Tài chính đối với tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh quyết định thu hồi;
- Bàn giao cho Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện đối với tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cấp huyện, cấp xã quyết định thu hồi;
Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc tiếp nhận tài sản bị thu hồi, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công có trách nhiệm lập phương án xử lý theo các hình thức quy định hoặc lập phương án khai thác, trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định;
Bước 5: Căn cứ quyết định phương án xử lý, phương án khai thác tài sản thu hồi của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công tổ chức thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và quy định tại Nghị định này.
(2) Trường hợp thu hồi tài sản công do:
- Trụ sở làm việc không sử dụng liên tục quá 12 tháng;
- Được Nhà nước giao trụ sở mới hoặc đầu tư xây dựng trụ sở khác để thay thế;
- Tài sản được sử dụng không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức; sử dụng sai mục đích, cho mượn;
- Chuyển nhượng, bán, tặng cho, góp vốn, sử dụng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không đúng quy định; sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định;
- Tài sản đã được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc sử dụng, khai thác không hiệu quả hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi tổ chức bộ máy, thay đổi chức năng, nhiệm vụ;
- Phải thay thế do yêu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
Bước 1: Cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, xử phạt vi phạm hành chính và các cơ quan quản lý nhà nước khác khi phát hiện tài sản công thuộc các trường hợp trên có văn bản kiến nghị và chuyển hồ sơ (nếu có) đến cơ quan, người có thẩm quyền thu hồi tài sản để xem xét, quyết định thu hồi theo quy định của pháp luật;
Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị và hồ sơ (nếu có) do các cơ quan quy định tại Bước 1 chuyển đến, cơ quan, người có thẩm quyền thu hồi tài sản có trách nhiệm kiểm tra, xác minh việc quản lý, sử dụng tài sản công theo kiến nghị;
Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc kiểm tra, xác minh, cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định thu hồi tài sản nếu tài sản thuộc trường hợp phải thu hồi theo quy định.
Trường hợp qua kiểm tra, xác minh, tài sản không thuộc trường hợp phải thu hồi, cơ quan, người có thẩm quyền thu hồi tài sản có văn bản thông báo đến cơ quan đã kiến nghị được biết;
Lưu ý: Trình tự, thủ tục thu hồi tài sản và việc khai thác, xử lý tài sản sau khi thu hồi được thực hiện theo bước 3, bước 4 và bước 5 trường hợp 1.
(3) Trường hợp thu hồi tài sản công trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật thì trình tự, thủ tục thu hồi thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan; trường hợp pháp luật liên quan không có quy định về trình tự, thủ tục thì thực hiện theo 2 trường hợp trên
Lưu ý: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thu hồi tài sản, cơ quan nhà nước có tài sản thu hồi hạch toán giảm tài sản và báo cáo kê khai biến động tài sản công.
Sau khi hoàn thành việc tiếp nhận tài sản thu hồi là trụ sở làm việc theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận trụ sở làm việc có trách nhiệm hoàn thiện các thủ tục hành chính về đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai.
Thủ tục trả lại tài sản nhà nước của đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Có mấy hình thức xử lý tài sản công tại cơ quan nhà nước?
Tại Điều 40 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 có quy định các hình thức xử lý tài sản công tại cơ quan nhà nước bao gồm:
- Thu hồi.
- Điều chuyển.
- Bán.
- Sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao.
- Thanh lý.
- Tiêu hủy.
- Xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
- Hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Khi nào tài sản công sẽ được điều chuyển?
Tại khoản 1 Điều 42 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 có quy định tài sản công sẽ được điều chuyển khi:
- Có sự thay đổi về cơ quan quản lý, cơ cấu tổ chức, phân cấp quản lý;
- Từ nơi thừa sang nơi thiếu theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền quy định;
- Việc điều chuyển tài sản mang lại hiệu quả sử dụng cao hơn;
- Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản nhưng không có nhu cầu sử dụng thường xuyên;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?