Mẫu sơ đồ gia phả dòng họ file word đơn giản, chọn lọc mới nhất 2024? Cách xác định phạm vi 3 đời để đăng ký kết hôn?

Cho tôi hỏi: Mẫu sơ đồ gia phả dòng họ file word đơn giản mới nhất 2024 là mẫu nào? Kết hôn trong phạm vi ba đời bị xử phạt ra sao? Câu hỏi từ anh Quân - Huế

Mẫu sơ đồ gia phả dòng họ file word đơn giản, chọn lọc mới nhất 2024?

Gia phả là thuật ngữ có nguồn gốc từ Hán Việt, trong đó "Gia" đề cập đến gia đình, gia tộc, họ tộc; "Phả" (còn được phiên âm là "Phổ") chỉ việc ghi chép, biên soạn về con người, các sự việc theo thứ tự, và hệ thống. Một trong các định nghĩa thông thường của gia phả là: Gia phả (hoặc gia phổ) là một cuốn sách ghi chép lịch sử về các thế hệ trong một gia đình hoặc họ tộc.

Nó giống như một cuốn sổ lịch sử ghi chép về nguồn gốc và phát triển của gia đình, dòng họ. Điều này giúp người đọc hiểu rõ về cội nguồn của mình, quan hệ họ hàng, và cả nơi nghỉ của tổ tiên. Ngoài ra, còn đó vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn kết hôn giữa những người thuộc cùng một dòng họ,...

Có thể tham khảo Mẫu sơ đồ gia phả dòng họ file word đơn giản, chọn lọc mới nhất 2024 như sau:

Mẫu sơ đồ gia phả dòng họ (Mẫu 1):

Mẫu sơ đồ gia phả dòng họ (Mẫu 2):

Mẫu sơ đồ gia phả dòng họ (Mẫu 3):

Tải Mẫu sơ đồ gia phả dòng họ file word: Tại đây

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Mẫu sơ đồ gia phả dòng họ file word đơn giản, chọn lọc mới nhất 2024?

Mẫu sơ đồ gia phả dòng họ file word đơn giản, chọn lọc mới nhất 2024? Cách xác định phạm vi 3 đời để đăng ký kết hôn? (Hình từ Internet)

Cách xác định phạm vi 3 đời để đăng ký kết hôn?

Căn cứ khoản 19 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về người thân thích như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
19.Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.”

Bên cạnh đó, tại khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về những người có họ trong phạm vi ba đời như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.”

Xét về mặt pháp luật, tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cấm các hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa như sau:

Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
...
2. Cấm các hành vi sau đây:
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
...

Căn cứ vào quy định trên, có thể hiểu, đời thứ nhất sinh ra đời thứ hai, đời thứ hai sinh ra đời thứ ba.

Như vậy, người có họ trong phạm vi 3 đời được xác định là những người có cùng một gốc sinh ra. Bao gồm các đời cụ thể như sau:

- Đời thứ nhất: Cha mẹ

- Đời thứ hai: Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha

- Đời thứ ba: anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì

Trong đó, những người có cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

Do đó, xét về mặt tình cảm, những người trong phạm vi ba đời có quan hệ huyết thống rất gần nhau. Xét về mặt pháp luật, Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cấm các hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa:

- Những người cùng dòng máu về trực hệ;

- Những người có họ trong phạm vi ba đời;

Kết hôn trong phạm vi 3 đời bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như sau:

Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
c) Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;
d) Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;
đ) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm d và đ khoản 2 Điều này.

Theo đó, kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời là hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, kết hôn trong phạm vi 3 đời có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Trân trọng!

Người thân thích
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người thân thích
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu sơ đồ gia phả dòng họ file word đơn giản, chọn lọc mới nhất 2024? Cách xác định phạm vi 3 đời để đăng ký kết hôn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người thân thích
Nguyễn Thị Hiền
15,479 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào