Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại đầy đủ pháp lý mới nhất 2024?
Nhượng quyền thương mại là gì?
Căn cứ tại Điều 284 Luật Thương mại 2005 có quy định về nhượng quyền thương mại như sau:
Điều 284. Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Như vậy, nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
- Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại đầy đủ pháp lý mới nhất 2024?
Hợp đồng nhượng quyền thương mại đơn giản là giao kết thỏa thuận giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền khai thác thương mại nhãn hiệu, thương hiệu nào đó.
Tham khảo mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại đầy đủ pháp lý mới nhất 2024 dưới đây:
Tải về mẫu Hợp đồng nhượng quyền thương mại đầy đủ pháp lý mới nhất 2024 tại đây: Tải về
Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại gồm những nội dung gì?
Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 35/2006/NĐ-CP có quy định về nội dung của Hợp đồng nhượng quyền thương mại như sau:
Điều 11. Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại
Trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Nội dung của quyền thương mại.
2. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
3. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
4. Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
5. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
6. Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
Như vậy, nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Nội dung của quyền thương mại.
- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
- Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
- Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
Hình thức của Hợp đồng nhượng quyền thương mại là gì?
Căn cứ tại Điều 285 Luật Thương mại 2005 có quy định về hình thức hợp đồng nhượng quyền thương mại như sau:
Điều 285. Hợp đồng nhượng quyền thương mại
Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Như vậy, hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại là bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Thời hạn của hợp đồng nhượng quyền thương mại được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 13 Nghị định 35/2006/NĐ-CP có quy định về thời hạn của hợp đồng nhượng quyền thương mại như sau;
Điều 13. Thời hạn của hợp đồng nhượng quyền thương mại
1. Thời hạn hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thoả thuận.
2. Hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể chấm dứt trước thời hạn thoả thuận trong các trường hợp quy định tại Điều 16 của Nghị định này.
Như vậy, thời hạn của hợp đồng thương mại do các bên thỏa thuận. Hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể chấm dứt trước thời hạn thỏa thuận trong các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại được quy định tại Điều 16 Nghị định 35/2006/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?