Hành vi đổ chất thải rắn thông thường từ đất liền xuống biển bị phạt bao nhiêu tiền?
Hành vi đổ chất thải rắn thông thường từ đất liền xuống biển bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm b khoản 3, khoản 6, điểm a khoản 7 Điều 36 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 36. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường biển và bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí trên biển
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thu gom vận chuyển chất thải rắn thông thường phải chuyển vào bờ theo quy định đối với chất thải phát sinh từ hoạt động dầu khí trên biển.
2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
3. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường:
a) Đổ xuống biến chất thải thông thường của các phương tiện vận tải, các giàn khoan hoạt động trên biển mà không được xử lý theo quy định hoặc chất thải không được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải;
b) Đổ chất thải rắn thông thường từ đất liền xuống biển, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường;
...
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3, 4 và 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Theo đó, hành vi đổ chất thải rắn thông thường từ đất liền xuống biển có thể bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì chịu mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP.
Ngoài bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đó là:
- Tịch thu tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm.
- Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành.
Hành vi đổ chất thải rắn thông thường từ đất liền xuống biển bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải tuân theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 42 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015, việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải tuân theo 05 nguyên tắc dưới đây:
- Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải được thực hiện thường xuyên, ưu tiên công tác phòng ngừa; kịp thời xử lý, khắc phục có hiệu quả tình trạng ô nhiễm, sự cố môi trường biển, suy thoái môi trường biển và hải đảo.
- Các khu vực biển phải được phân vùng rủi ro ô nhiễm để có giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo hiệu quả.
- Các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo, chất thải không rõ nguồn gốc và xuyên biên giới phải được kiểm soát.
Việc kiểm soát các nguồn thải, chất thải phải xem xét đến sức chịu tải môi trường của khu vực biển và hải đảo.
- Ứng phó có hiệu quả sự cố môi trường biển, kịp thời ngăn chặn lan truyền ô nhiễm trong sự cố môi trường biển.
- Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
Cơ quan nào có trách nhiệm đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường biển và hải đảo?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 44 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 quy định như sau:
Điều 44. Trách nhiệm điều tra, đánh giá môi trường biển và hải đảo
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quan trắc, đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, hiện trạng chất lượng nước, trầm tích, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo; điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm điều tra, đánh giá sức chịu tải môi trường của khu vực biển, hải đảo ở vùng rủi ro ô nhiễm cao hoặc rất cao; công bố các khu vực biển, hải đảo không còn khả năng tiếp nhận chất thải; công khai thông tin môi trường biển và hải đảo theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trách nhiệm đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường biển và hải đảo sẽ thuộc về Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?