Điểm sàn đánh giá năng lực năm 2024 của các trường như thế nào?

Cho tôi hỏi điểm sàn đánh giá năng lực năm 2024 của các trường là bao nhiêu? Có bao nhiêu phương thức tuyển sinh đại học năm 2024? Câu hỏi từ bạn Ngân (Đà Nẵng)

Điểm sàn đánh giá năng lực năm 2024 của các trường?

Đánh giá năng lực là tên gọi chung cho một số kỳ thi tuyển sinh đại học do các trường đại học tự tổ chức.

Mục đích của kỳ thi đánh giá năng lực nhằm đa dạng hóa các hình thức tuyển sinh đại học, tạo thêm cơ hội cho thí sinh được trúng tuyển vào trường đại học mong muốn. Đánh giá năng lực tư duy, khả năng giải quyết vấn đề và ứng dụng kiến thức vào thực tế của thí sinh.

Dưới đây là điểm sàn đánh giá năng lực năm 2024 của các trường:

STT

Tên trường

Điểm sàn kết quả thi ĐGNL ĐHQG-HCM

(Thang điểm 1200)

Điểm sàn kết quả thi ĐGNL ĐHQGHN

(Thang điểm 150)

Điểm sàn kết quả thi ĐGTD ĐH Bách Khoa Hà Nội

(Thang điểm 100)

1

Học viện hàng không Việt Nam

Từ 600 điểm

Từ 66 điểm


2

Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM

Từ 700 điểm



3

Học viện Chính sách và Phát triển


Từ 75 điểm

Từ 60 điểm

4

Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương


Từ 100 điểm (120 điểm với ngành Y khoa)

+ Tư duy định lượng: từ 30 điểm (40 đối với ngành Y khoa)

+ Tư duy định tính: từ 25 điểm

+ Khoa học: từ 30 điểm (40 điểm đối với Y khoa)


5

Trường Đại học Quản lý và công nghệ TPHCM

Từ 600 điểm



6

Trường Quản trị và Kinh doanh - ĐHQG Hà Nội

Từ 750 - 760 điểm

(Ngành Quản trị nhân lực và nhân tài; ngành Marketing và truyền thông từ 750 điểm; các ngành còn lại từ 760 điểm)

Từ 80 - 85 điểm

(Ngành Quản trị nhân lực và nhân tài từ 80 điểm, các ngành còn lại từ 85 điểm)


7

Học viện Biên phòng

Từ 600 điểm

Từ 75 điểm


8

Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên


Từ 80 điểm


9

Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì


Từ 50 điểm


10

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Từ 600 điểm

Từ 75 điểm

Từ 50 điểm

11

Học viện Ngân hàng


Từ 85 điểm


12

Học viện Tài chính


Từ 90 điểm

Từ 60 điểm

13

Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội


Từ 80 điểm


14

Trường Đại học Giáo dục - ĐHQG Hà Nội

Từ 750 điểm

Từ 80 điểm


15

Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận



Từ 50 điểm

16

Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh


Từ 15/30 điểm


17

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội


Từ 75 điểm

Từ 50 điểm

18

Trường Sĩ quan Pháo binh

Từ 600 điểm

Từ 75 điểm


19

Trường Sĩ quan Chính trị

Từ 600 điểm

Từ 75 điểm


20

Trường Sĩ quan Công binh

Từ 600 điểm

Từ 75 điểm


21

Trường Đại học Quang Trung

Từ 500 điểm



22

Trường Đại học Phan Châu Trinh

- Ngành Y khoa (Bác sĩ đa khoa), Răng – Hàm – Mặt: từ 650 điểm

- Ngành Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học: từ 550 điểm

- Ngành Quản trị bệnh viện: từ 450 điểm



23

Trường Đại học Hoa Sen

Từ 600 điểm

Từ 67 điểm


24

Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội

Từ 750 điểm

Từ 80 điểm


25

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Từ 700 điểm

Từ 85 điểm

Từ 60 điểm

26

Trường Đại học Ngoại thương

Từ 850 điểm

Từ 100 điểm


27

Trường Đại học Mở Hà Nội


Từ 75 điểm

(Không có phần nào trong 3 phần của bài thi HSA (Tư duy định lượng, Tư duy định tính, Khoa học) có điểm <5,0 điểm)

Từ 50 điểm

(Không có điểm từng phần thi trong bài thi HUST dưới mức quy định (Tư duy Toán học ≤ 4 điểm, Tư duy Đọc hiểu ≤ 2 điểm, Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề ≤ 4 điểm))

28

Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế

Từ 700 điểm

(Điểm môn Tiếng Anh của cùng đợt thi với tổng điểm trên: 150/200 điểm trở lên đối với các ngành SP Tiếng Anh và Ngôn ngữ anh, 120/200 điểm trở lên đối với ngành Quốc tế hoạc và 100/200 điểm trở lên đối với các ngành còn lại)



29

Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế

Từ 600 điểm



30

Phân hiệu Trường Đại học Giao thông vận tải tại TP Hồ Chí Minh

Từ 650 điểm



31

Trường Đại học công thương

- Từ 700 điểm trở lên đối với các ngành Công nghệ thực phẩm, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin và Marketing.

- Từ 650 điểm đối với các ngành: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Kinh doanh Quốc tế, Kế toán.

- Từ 600 điểm cho các ngành còn lại.



32

Trường Đại học Yersin Đà Lạt

Điểm quy đổi từ 15 điểm trở lên; Ngành Điều dưỡng từ 18 điểm trở lên và ngành Dược học từ 20 điểm trở lên.



33

Trường Đại học Văn Hiến

Từ 550 điểm áp dụng cho các ngành (Trừ ngành Điều dưỡng, Piano, Thanh nhạc)



34

Trường Đại học Thăng Long


Từ 80 điểm

Từ 55 điểm

35

Trường Đại học Phenikaa


Từ 70 điểm

Từ 50 điểm

36

Trường Đại học Khoa học tự nhiên - ĐHQG Hà Nội


Từ 80 điểm (4 Ngành Toán học, Toán tin, Khoa học máy tính và thông tin, Khoa học dữ liệu - điểm Tư duy định lượng nhân hệ số 2)


37

Trường Đại học Duy Tân

- Ngành Y khoa, Răng - Hàm - Mặt, Dược: Từ 750 điểm

- Ngành Điều dưỡng, Kỹ thuật Xét nghiệm Y học: từ 700 điểm

- Các ngành còn lại: từ 700 điểm (ngành Kiến trúc không xét điểm thi ĐGNL)

- Ngành Y khoa, Răng - Hàm - Mặt, Dược: Từ 85 điểm

- Ngành Điều dưỡng, Kỹ thuật, Xét nghiệm Y học: Từ 80 điểm

- Các ngành còn lại: Từ 80 điểm (Ngành Kiến trúc không xét điểm thi ĐGNL)


38

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội


Từ 75 điểm

Từ 50 điểm

39

Học viện Kỹ thuật Quân sự

Từ 600 điểm

Từ 75 điểm


40

Trường Sĩ quan Lục quân 2

Từ 600 điểm

Từ 75 Điểm


41

Trường Đại học Sao đỏ


Từ 60 điểm

Từ 50 điểm

42

Trường Đại học Thành đô


Từ 70 điểm


43

Trường Đại học Tiền Giang

Từ 600 điểm



44

Trường Đại học Đà Lạt

- Các ngành đào tạo giáo viên từ 800 điểm hoặc từ 20 điểm quy đổi theo thang điểm 30.

- Các ngành còn lại từ 600 điểm, quy đổi theo thang điểm 30 từ 15 điểm trở lên.



45

Trường Đại học Xây dựng miền Trung

Từ 600 điểm



46

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Từ 720 điểm



47

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

Từ 600 điểm



48

Trương Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt Hàn - Đại học Đà Nẵng - Đại học Đà Nẵng

Từ 600 điểm



49

Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng

Từ 600 điểm



50

Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

Từ 600 điểm



51

Trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột

700 (Y khoa)

600 (Dược học)

500 (Y tế công cộng, Điều dưỡng)

90 (Y khoa)

80 (Dược học)

60 (Điều dưỡng, Y tế công cộng)


52

Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải



50

53

Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh

500-730 (đợt 1)



54

Trường Đại học Tôn Đức Thắng

600



55

Trường Đại học Văn Lang

750 (Răng-Hàm-Mặt, Dược, Y khoa);

700 (Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học);

650 (còn lại)



56

Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn

600



57

Trường Đại học Gia Định

600



58

Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP Hồ Chí Minh (UEF)

600



59

Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh (HUTECH)

750 (ngành Dược)

650 (còn lại)



60

Trường Đại học Hùng Vương

500



61

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

650 (Y khoa)

570 (Dược, Giáo dục mầm non)

550 (còn lại)

85 (Y khoa)

70 (còn lại)


62

Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

750 (Y khoa, Răng-Hàm-Mặt, Dược, Y học cổ truyền)

650 (Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng)

600 (còn lại)



63

Trường Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội


75

50

64

Học viện Bưu chính Viễn thông

600

75

50

65

Học viện Quân y

600

75


66

Học viện Hậu cần

600

75


67

Trường Sĩ quan Phòng hóa

600

75


68

Trường Đại học Quy Nhơn

600



69

Trường Đại học Nha Trang

600



70

Trường Đại học Kiên Giang

710 (các ngành sư phạm)

550 (còn lại)



71

Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng

600 - 7000



72

Trường Đại học Thái Bình Dương

550



73

Trường Đại học Đồng Tháp

600



74

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định


75

50

75

Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế

600



76

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế

700



77

Trường Sĩ quan Tăng Thiết giáp

Từ 600 điểm

Từ 75 điểm


78

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên


Từ 60 điểm


79

Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam

Từ 15 điểm (Quy đổi về thang 30)

Từ 15 điểm (Quy đổi về thang 30)

Từ 15 điểm (Quy đổi về thang 30)

80

Trường Đại học Luật - ĐHQG Hà Nội

Từ 750 điểm

Từ 80 điểm


81

Trường Đại học Hoa Lư


Từ 75 điểm


Lưu ý: Điểm sàn được cập nhật đến ngày 07/5/2024 và sẽ còn được cập nhật.

Điểm sàn đánh giá năng lực năm 2024 của các trường?

Điểm sàn đánh giá năng lực năm 2024 của các trường như thế nào? (Hình từ Internet)

Có bao nhiêu phương thức tuyển sinh đại học năm 2024?

Căn cứ Mục 3 Phụ lục 1 Thông tin phục vụ việc đăng ký xét tuyển ban hành kèm theo Công văn 1919/BGDĐT-GDĐH năm 2023 quy định có 20 phương thức tuyển sinh đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định như sau:

[1] 100 Kết quả thi tốt nghiệp THPT

[2] 200 Kết quả học tập cấp THPT (học bạ)

[3] 301 Tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh (Quy định tại Điều 8 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT)

[4] 302 Kết hợp giữa tuyển thẳng theo Đề án và các phương thức khác

[5] 303 Tuyển thẳng theo Đề án của CSĐT

[6] 401 Thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do CSĐT tự tổ chức để xét tuyển

[7] 402 Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do đơn vị khác tổ chức để xét tuyển

[8] 403 Thi văn hóa do CSĐT tổ chức để xét tuyển

[9] 404 Sử dụng kết quả thi văn hóa do CSĐT khác tổ chức để xét tuyển

[10] 405 Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển

[11] 406 Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển

[12] 407 Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với kết quả học tập cấp THPT để xét tuyển

[13] 408 Chỉ sử dụng chứng chỉ quốc tế để xét tuyển

[14] 409 Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển

[15] 410 Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển

[16] 411 Thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài

[17] 412 Qua phỏng vấn

[18] 413 Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với phỏng vấn để xét tuyển

[19] 14 Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với phỏng vấn để xét tuyển

[20] 500 Sử dụng phương thức khác

Lưu ý đối với cơ sở đào tạo:

- Với mỗi mã xét tuyển thì cơ sở đào tạo phải cung cấp các thông tin về những phương thức xét tuyển mà cơ sở đào tạo sử dụng để xét tuyển. Cơ sở đào tạo sẽ phải xét tuyển tất cả các phương thức xét tuyển cho thí sinh.

- Mã phương thức xét tuyển: Mã phương thức xét tuyển gồm 3 ký tự do cơ sở đào tạo tự định nghĩa nhưng phải tham chiếu với mã phương thức xét tuyển do Bộ GDĐT quy định, hoặc có thể sử dụng mã phương thức xét tuyển do Bộ GDĐT quy định tại Danh mục phương thức xét tuyển.

- Mã tổ hợp xét tuyển:

+ Đối với phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT hoặc kết quả học tập cấp THPT sử dụng Mã tổ hợp xét tuyển do Bộ GDĐT quy định; đối với các tổ hợp có môn năng khiếu, các môn năng khiếu NK1, NK2 là do cơ sở đào tạo quy định.

+ Đối với các phương thức xét tuyển khác: Mã tổ hợp gồm 3 ký tự do cơ sở đào tạo tự quy định.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2024 không được mang những vật nào vào phòng thi?

Căn cứ khoản 4 Điều 14 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT quy định trách nhiệm của thí sinh:

Trách nhiệm của thí sinh
...
4. Phải tuân thủ các quy định sau đây trong phòng thi:
a) Trình Thẻ dự thi cho CBCT; ngồi đúng vị trí có ghi số báo danh của mình;
b) Để phục vụ quá trình làm bài thi, thí sinh được mang vào phòng thi, gồm: Bút viết; thước kẻ; bút chì; tẩy chì; êke; thước vẽ đồ thị; dụng cụ vẽ hình; máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ; Atlat Địa lí Việt Nam được biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 (không có đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung nào khác);
Cấm mang vào phòng thi: Giấy than, bút xóa, đồ uống có cồn; vũ khí và chất gây nổ, gây cháy; tài liệu, thiết bị truyền tin (thu, phát sóng thông tin, ghi âm, ghi hình) hoặc chứa thông tin để gian lận trong quá trình làm bài thi;
c) Trước khi làm bài thi, thí sinh phải ghi đầy đủ số báo danh và thông tin của mình vào đề thi, giấy thi, Phiếu TLTN, giấy nháp. Khi nhận đề thi, phải kiểm tra kỹ số trang và chất lượng các trang in; nếu phát hiện thấy đề thi thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ phải báo cáo ngay với CBCT trong phòng thi, chậm nhất 05 (năm) phút từ thời điểm bắt đầu tính giờ làm bài;
...

Theo đó, thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2024 nghiêm cấm thí sinh mang vào phòng thi các vật dụng sau vào phòng thi:

- Giấy than, bút xóa, đồ uống có cồn;

- Vũ khí và chất gây nổ, gây cháy;

- Tài liệu, thiết bị truyền tin (thu, phát sóng thông tin, ghi âm, ghi hình) hoặc chứa thông tin để gian lận trong quá trình làm bài thi;

Trân trọng!

Thi đánh giá năng lực
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thi đánh giá năng lực
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường tuyển sinh đại học theo phương thức xét kết quả thi đánh giá năng lực năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hạn nộp đơn phúc khảo bài thi đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM đợt 1 năm 2024 là ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Kỳ thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách các trường xét kết quả thi đánh giá năng lực 2024 tại Hà Nội?
Hỏi đáp Pháp luật
Đại học Quốc gia TP.HCM chính thức mở đăng ký thi đánh giá năng lực 2024 đợt 2?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn tra cứu điểm thi đánh giá năng lực 2024 ĐH Quốc gia TPHCM đợt 1?
Hỏi đáp Pháp luật
Điểm thi đánh giá năng lực 2024 Đợt 1 Đại học quốc gia TP HCM? Cách xem điểm thi đánh giá năng lực 2024 Đợt 1?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thi đánh giá năng lực
Phan Vũ Hiền Mai
20,146 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thi đánh giá năng lực
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào