Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có bị xử lý bằng biện pháp hình sự không?

Cho tôi hỏi: Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có bị xử lý bằng biện pháp hình sự không? Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì bị phạt tù bao nhiêu năm? Nhờ anh chị giải đáp.

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có bị xử lý bằng biện pháp hình sự không?

Căn cứ quy định Điều 199 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như sau:

Điều 199. Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, ­­có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.
2. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, theo quy đình về biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, ­­có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.

Do đó, biện pháp hình sự là một trong các biện pháp được áp dụng để chế tài đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có bị xử lý bằng biện pháp hình sự không?

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có bị xử lý bằng biện pháp hình sự không? (Hình từ Internet)

Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì bị phạt tù bao nhiêu năm?

Căn cứ quy định Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 53 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp như sau:

Điều 226. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy, theo quy định thì hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có thể cấu thành tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nếu hài vi xâm phạm thuộc các trường hợp sau:

- Đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

- Chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại

- Hành vi thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên.

- Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu.

- Chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng trở lên.

- Hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng trở lên

Theo như quy định thì người phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đôi với pháp nhân thương mại phạm tội thì có thể bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm.

Bên cạnh đó pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là bao lâu?

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

Điều 27. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
...
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Căn cứ quy định Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về phân loại tội phạm như sau

Điều 9. Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.

Như vậy, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là 05 năm. Do tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có mức phạt tù tối đa là 03 năm nên đây là loại tội phạm ít nghiêm trọng.

Trân trọng!

Sở hữu trí tuệ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Sở hữu trí tuệ
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, trường hợp nào mà người vi phạm sở hữu trí tuệ bị thu hồi tên miền .vn mà mình đã đăng ký?
Hỏi đáp Pháp luật
Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có bị xử lý bằng biện pháp hình sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân bị thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được dùng quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ để làm tài sản bảo đảm cho giao dịch vay vốn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến chuẩn pháp lý năm 2023? Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến gồm những nội dung gì?
Hỏi đáp pháp luật
Bài giảng có được bảo hộ theo luật sở hữu trí tuệ không?
Hỏi đáp pháp luật
Việc sử dụng nhãn hiệu trùng với nhãn hiệu khác có vi phạm Luật sở hữu trí tuệ không? Mức xử phạt của hành vi?
Hỏi đáp pháp luật
Lấy bài từ các báo, có vi phạm luật sở hữu trí tuệ?
Hỏi đáp pháp luật
Vi phạm, tranh chấp về sở hữu trí tuệ
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Sở hữu trí tuệ
Đinh Khắc Vỹ
1,724 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Sở hữu trí tuệ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào