Các trường hợp nào thuốc thú y không được đăng ký lưu hành?
Các trường hợp nào thuốc thú y không được đăng ký lưu hành?
Căn cứ Điều 79 Luật Thú y 2015 quy định về các trường hợp thuốc thú y không được đăng ký lưu hành như sau:
Điều 79. Thuốc thú y không được đăng ký lưu hành
1. Thuốc thú y có trong Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt Nam.
2. Thuốc thú y có nguy cơ cao ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, động vật và môi trường.
3. Thuốc thú y bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
4. Tổ chức, cá nhân đăng ký lưu hành thuốc thú y tự ý sửa chữa hoặc sử dụng tài liệu, giấy tờ giả trong hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc thú y.
5. Tổ chức, cá nhân đăng ký lưu hành thuốc thú y sử dụng con dấu giả, giả mạo chữ ký hoặc con dấu của tổ chức, cá nhân liên quan trong hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc thú y.
Như vậy, thuốc thú y không được đăng ký lưu hành khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Thuốc thuộc Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt Nam;
- Thuốc có nguy cơ cao ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, động vật và môi trường;
- Thuốc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
- Tự ý sửa chữa hoặc sử dụng tài liệu, giấy tờ giả trong hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc thú y;
- Sử dụng con dấu giả, giả mạo chữ ký hoặc con dấu của tổ chức, cá nhân liên quan trong hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc thú y.
Các trường hợp nào thuốc thú y không được đăng ký lưu hành? (Hình từ Internet)
Các trường hợp nào tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y?
Căn cứ khoản 1 Điều 83 Luật Thú y 2015 quy định về trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y.
Theo đó, các tổ chức, cá nhân sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Giấy chứng nhận bị tẩy xóa, sửa chữa nội dung;
- Phát hiện tài liệu, giấy tờ giả, thông tin không trung thực trong hồ sơ đăng ký lưu hành đã được xét duyệt;
- Thuốc thú y bị cấm lưu hành tại Việt Nam;
- Có bằng chứng khoa học về thuốc thú y gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, động vật và môi trường;
- Thuốc thú y có 02 lô sản xuất liên tiếp không đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc vi phạm tiêu chuẩn chất lượng 1 lần nhưng nghiêm trọng;
- Tổ chức, cá nhân có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y đề nghị rút đăng ký;
- Thuốc thú y bị rút Giấy chứng nhận lưu hành ở nước sản xuất, xuất khẩu;
- Thuốc thú y bị kết luận là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
- Các hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi.
Hồ sơ đăng ký thuốc thú y có bắt buộc phải viết bằng tiếng Việt không?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT quy định về ngôn ngữ trong hồ sơ đăng ký thuốc thú y như sau:
Điều 6. Quy định về ngôn ngữ, hình thức hồ sơ
1. Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ đăng ký
a) Hồ sơ đăng ký thuốc thú y sản xuất trong nước phải viết bằng tiếng Việt;
b) Hồ sơ đăng ký thuốc thú y sản xuất ở nước ngoài phải được viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Trường hợp hồ sơ viết bằng tiếng Anh, các thông tin trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, tóm tắt đặc tính sản phẩm bắt buộc phải viết bằng tiếng Việt.
...
Như vậy, đối với hồ sơ đăng ký thuốc thú y sản xuất trong nước thì hồ sơ bắt buộc phỉa được viết bằng ngôn ngữ Tiếng Việt. Tuy nhiên đối với hồ sơ đăng ký thuốc thú y sản xuất ở nước ngoài thì không bắt buộc phải viết bằng tiếng Việt mà có thể được viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
Trong trường hợp hồ sơ đăng ký viết bằng tiếng Anh, các thông tin trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, tóm tắt đặc tính sản phẩm bắt buộc phải viết bằng tiếng Việt.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?