Danh sách cảng cạn Việt Nam năm 2024 gồm những cảng cạn nào?
Danh sách cảng cạn Việt Nam năm 2024 gồm những cảng cạn nào?
Ngày 28/03/2024, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Quyết định 320/QĐ-BGTVT năm 2024 Về việc công bố Danh mục cảng cạn Việt Nam.
Cụ thể, căn cứ theo Phụ lục Danh mục cảng cạn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 320/QĐ-BGTVT năm 2024, danh sách cảng cạn Việt Nam hiện nay gồm có 14 cảng cạn dưới đây:
Xem thêm chi tiết Quyết định 320/QĐ-BGTVT năm 2024:
Danh sách cảng cạn Việt Nam năm 2024 gồm những cảng cạn nào? (Hình từ Internet)
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm gì trong việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch phát triển cảng cạn?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 38/2017NĐ-CP quy định như sau:
Điều 11. Lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch phát triển cảng cạn
1. Việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện quy hoạch cảng cạn phải được thực hiện theo quy định tại Nghị định này, quy định về trình tự lập quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu, quy hoạch về xây dựng và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
2. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
a) Tổ chức lập, thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn; kiến nghị điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn;
b) Phê duyệt quy hoạch chi tiết, điều chỉnh quy hoạch chi tiết phát triển cảng cạn theo quy định;
c) Công bố công khai và tổ chức hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn đã được phê duyệt.
d) Chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng cảng cạn tại địa phương bảo đảm phù hợp với quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết phát triển cảng cạn đã phê duyệt.
đ) Tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đầu tư, xây dựng khai thác cảng cạn phù hợp với quy hoạch đã phê duyệt theo thẩm quyền.
3. Trách nhiệm của các Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch cảng cạn theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật;
b) Bảo đảm quỹ đất để xây dựng phát triển cảng cạn theo quy hoạch đã được phê duyệt.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có các trách nhiệm dưới đây trong việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch phát triển cảng cạn:
- Tổ chức lập, thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn;
- Kiến nghị điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn;
- Phê duyệt quy hoạch chi tiết, điều chỉnh quy hoạch chi tiết phát triển cảng cạn theo quy định;
- Công bố công khai và tổ chức hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn đã được phê duyệt.
- Chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng cảng cạn tại địa phương bảo đảm phù hợp với quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết phát triển cảng cạn đã phê duyệt.
- Tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đầu tư, xây dựng khai thác cảng cạn phù hợp với quy hoạch đã phê duyệt theo thẩm quyền.
Kết cấu hạ tầng cảng cạn có những công trình chủ yếu nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 38/2017NĐ-CP quy định như sau:
Điều 8. Kết cấu hạ tầng cảng cạn
1. Kết cấu hạ tầng cảng cạn là cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư xây dựng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với cảng cạn để thực hiện các chức năng của cảng cạn.
2. Các công trình chủ yếu thuộc kết cấu hạ tầng cảng cạn, gồm:
a) Hệ thống kho, bãi hàng hóa;
b) Các hạng mục công trình đảm bảo an ninh, trật tự tại cảng cạn và kiểm soát người, hàng hóa, phương tiện vào, rời cảng cạn, như: Cổng, tường rào, thiết bị soi, chiếu, trang thiết bị giám sát, kiểm soát, thanh tra và lưu giữ của hải quan; cơ sở vật chất kỹ thuật thu gom, lưu giữ, xử lý, chất thải;
c) Bãi đỗ xe cho các phương tiện vận tải, trang thiết bị bốc xếp hàng hóa và các phương tiện khác hoạt động tại cảng cạn;
d) Đường giao thông nội bộ và giao thông kết nối với hệ thống giao thông vận tải ngoài khu vực cảng cạn;
đ) Khu văn phòng bao gồm nhà điều hành, văn phòng làm việc cho các cơ quan liên quan như hải quan, kiểm dịch cùng cơ sở hạ tầng khác, như: Hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước, thông tin liên lạc.
3. Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cảng cạn.
Như vậy, kết cấu hạ tầng cảng cạn có những công trình chủ yếu sau:
- Hệ thống kho, bãi hàng hóa;
- Các hạng mục công trình đảm bảo an ninh, trật tự tại cảng cạn và kiểm soát người, hàng hóa, phương tiện vào, rời cảng cạn, như:
+ Cổng, tường rào, thiết bị soi, chiếu, trang thiết bị giám sát, kiểm soát, thanh tra và lưu giữ của hải quan.
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật thu gom, lưu giữ, xử lý, chất thải;
- Bãi đỗ xe cho các phương tiện vận tải, trang thiết bị bốc xếp hàng hóa và các phương tiện khác hoạt động tại cảng cạn;
- Đường giao thông nội bộ và giao thông kết nối với hệ thống giao thông vận tải ngoài khu vực cảng cạn;
- Khu văn phòng bao gồm nhà điều hành, văn phòng làm việc cho các cơ quan liên quan như hải quan, kiểm dịch cùng cơ sở hạ tầng khác, như: Hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước, thông tin liên lạc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Cập nhật mức tăng lương hưu từ trước đến nay? Có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu hay không?
- Chính phủ quyết định tăng lương hưu cho cán bộ công chức viên chức, người lao động từ 01/7/2025 được điều chỉnh dựa trên cơ sở nào?
- Kế hoạch Tổ chức Cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn lần 5 năm 2024?
- 05 Mẫu bài phát biểu nghỉ hưu hay nhất dành cho giáo viên?