Chức năng cảng cạn Việt Nam là gì? Cách đặt tên cảng cạn Việt Nam như thế nào?
Chức năng cảng cạn Việt Nam là gì?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 38/2017/NĐ-CP quy định chức năng cảng cạn Việt Nam như sau:
- Nhận và gửi hàng hóa được vận chuyển bằng con-ten-nơ.
- Đóng hàng hóa vào và dỡ hàng hóa ra khỏi con-ten-nơ.
- Tập kết con-ten-nơ để vận chuyển đến cảng biển và các nơi khác theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra và hoàn tất thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Gom và chia hàng hóa lẻ đối với hàng hóa có nhiều chủ trong cùng con-ten-nơ.
- Tạm chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và con-ten-nơ.
- Sửa chữa và bảo dưỡng con-ten-nơ.
Danh sách cảng cạn Việt Nam năm 2024? Cảng cạn lớn nhất Việt Nam là gì?
Căn cứ Phụ lục Danh mục cảng cạn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 320/QĐ-BGTVT năm 2024 thì hiện đang có 14 cảng cạn Việt Nam như sau:
1. Cảng cạn Km3+4 Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (Quảng Ninh):
2. Cảng cạn Tân Cảng Hải Phòng (Hải Phòng)
3. Cảng cạn Đình Vũ - Quảng Bình (Hải Phòng)
4. Cảng cạn Hoàng Thành (Hải Phòng)
5. Cảng cạn Nam Đình Vũ (giai đoạn 1) (Hải Phòng)
6. Cảng cạn (ICD) Hải Linh (Phú Thọ)
7. Cảng cạn Tân Cảng Quế Võ (Bắc Ninh)
8. Cảng cạn Long Biên (Hà Nội)
9. Cảng cạn Tân cảng Hà Nam (Hà Nam)
10. Cảng cạn (ICD) Phúc Lộc - Ninh Bình (Ninh Bình)
11. Cảng cạn Phú Mỹ (giai đoạn 1) (Bà Rịa - Vũng Tàu)
12. Cảng cạn Tân Cảng Nhơn Trạch (Đồng Nai)
13. Cảng cạn Tân cảng Long Bình (giai đoạn 1) (Đồng Nai)
14. Cảng cạn Thạnh Phước (Bình Dương)
Chức năng cảng cạn Việt Nam là gì? Cách đặt tên cảng cạn Việt Nam như thế nào? (Hình từ Internet)
Cách đặt tên cảng cạn Việt Nam như thế nào?
Theo Điều 23 Nghị định 38/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 23. Nguyên tắc đặt tên, đổi tên cảng cạn
1. Cảng cạn được đặt tên hoặc đổi tên theo quyết định công bố đưa vào sử dụng trên cơ sở đề nghị của Chủ đầu tư hoặc người khai thác cảng cạn hoặc người được ủy quyền.
2. Tên cảng cạn phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo tên bằng tiếng Anh; bắt đầu là cụm từ “Cảng cạn” và tên riêng đặt theo địa danh nơi có cảng cạn hoặc tên riêng công trình.
3. Không đặt tên, đổi tên cảng cạn trong các trường hợp sau:
a) Đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp, cảng cạn đã công bố hoặc không đúng với tên gọi, chức năng của cảng cạn;
b) Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của cảng cạn; trừ trường hợp có sự đồng ý của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
c) Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên.
Theo đó, cảng cạn Việt Nam được đặt tên như sau:
- Tên cảng cạn phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo tên bằng tiếng Anh;
Bắt đầu là cụm từ “Cảng cạn” và tên riêng đặt theo địa danh nơi có cảng cạn hoặc tên riêng công trình.
- Không đặt tên cảng cạn Việt nam:
+ Đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp, cảng cạn đã công bố hoặc không đúng với tên gọi, chức năng của cảng cạn;
+ Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của cảng cạn; trừ trường hợp có sự đồng ý của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
+ Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên.
Hồ sơ chuyển đổi điểm thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu thành cảng cạn bao gồm gì?
Theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 38/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 18. Chuyển đổi điểm thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu thành cảng cạn
1. Khi có nhu cầu chuyển đổi điểm thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu (ICD) thành cảng cạn, chủ đầu tư gửi trực tiếp đến Cục Hàng hải Việt Nam 01 bộ hồ sơ hoặc gửi bằng các hình thức phù hợp khác. Hồ sơ bao gồm văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương chuyển đổi điểm thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu thành cảng cạn và bản vẽ tổng thể thể hiện vị trí điểm thông quan, phương án kết nối mặt bằng phân khu chức năng.
2. Trình tự tiếp nhận và xử lý hồ sơ:
a) Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì chậm nhất hai 02 ngày làm việc, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;
b) Chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đầu tư xây dựng cảng cạn và các cơ quan liên quan (nếu cần);
c) Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan liên quan phải có văn bản trả lời;
d) Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định và có văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải;
đ) Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải có văn bản chấp thuận chủ trương chuyển đổi điểm thông quan thành cảng cạn và gửi trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến chủ đầu tư; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời chủ đầu tư và nêu rõ lý do.
Theo đó, hồ sơ chuyển đổi điểm thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu thành cảng cạn bao gồm
+ Văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương chuyển đổi điểm thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu thành cảng cạn;
+ Bản vẽ tổng thể thể hiện vị trí điểm thông quan, phương án kết nối mặt bằng phân khu chức năng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?