Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự được quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi: Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự được quy định như thế nào? Câu hỏi của anh Hoàng Thắng - Quảng Bình

Ai có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường?

Căn cứ tại Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước 2017 có quy định những người có quyền yêu cầu nhà nước bồi thường bao gồm những người sau đây:

- Người bị thiệt hại;

- Người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại;

- Người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015;

- Cá nhân, pháp nhân được những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước 2017 ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.

Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 18 Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước 2017 có quy định về phạm vi trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước, cụ thể, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:

- Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp mà không có căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;

- Người bị bắt, người bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự quyết định trả tự do, hủy bỏ quyết định tạm giữ, không phê chuẩn lệnh bắt, quyết định gia hạn tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;

- Người bị tạm giam mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;

- Người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;

- Người bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án không bị tạm giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;

- Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án, đã chấp hành hình phạt tù mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt chung sau khi tổng hợp hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành;

- Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án và bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm tội bị kết án tử hình và hình phạt chung sau khi tổng hợp hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam vượt quá so với mức hình phạt chung của những tội mà người đó phải chấp hành;

- Người bị xét xử bằng nhiều bản án, Tòa án đã tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đó mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành;

- Pháp nhân thương mại bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi của pháp nhân không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được pháp nhân đã thực hiện tội phạm và pháp nhân đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;

- Cá nhân, tổ chức có tài sản bị thiệt hại do việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu, xử lý, có tài khoản bị phong tỏa hoặc cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 18 Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước 2017 bị thiệt hại.

Phạm vi trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự được quy định như thế nào?

Phạm vi trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Các thiệt hại nào được bồi thường khi Nhà nước bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự?

Căn cứ khoản 1 Điều 22 Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước 2017 có quy định về thiệt hại được bồi thường như sau:

Điều 22. Xác định thiệt hại
1. Thiệt hại được bồi thường là thiệt hại thực tế đã phát sinh, các khoản lãi quy định tại các điều 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này và chi phí khác quy định tại Điều 28 của Luật này.
...

Như vậy, các thiệt hại được bồi thường khi Nhà nước bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự bao gồm:

- Thiệt hại thực tế đã phát sinh;

- Các khoản lãi quy định tại các điều 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước 2017, cụ thể là các khoản lãi phát sinh do:

+ Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm;

+ Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

+ Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết;

+ Thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm;

+ Thiệt hại về tinh thần.

- Chi phí khác, bao gồm như sau:

+ Chi phí thuê phòng nghỉ, chi phí đi lại, in ấn tài liệu, gửi đơn thư trong quá trình khiếu nại, tố cáo; chi phí thuê người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại;

+ Chi phí đi lại để thăm gặp của thân nhân người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người chấp hành án phạt tù trong tố tụng hình sự.

Trân trọng!

Tố tụng hình sự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tố tụng hình sự
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự là cơ quan nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bãi nại là gì? Mẫu đơn bãi nại mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai chủ trì thực hiện niêm phong vật chứng trong tố tụng hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Kết luận điều tra là gì? Mẫu kết luận điều tra bổ sung mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt trả hồ sơ điều tra bổ sung và trả hồ sơ truy tố lại?
Hỏi đáp Pháp luật
Đình nã là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định đình nã?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong tố tụng hình sự có các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt nào?
Hỏi đáp pháp luật
Bào chữa viên nhân dân là gì? Có nghĩa vụ gì khi tham gia tố tụng hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Khám xét khẩn cấp trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tố tụng hình sự
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
167 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tố tụng hình sự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào