Có được phép từ chối đăng ký biện pháp bảo đảm khi người yêu cầu đăng ký không nộp phí?
Có được phép từ chối đăng ký biện pháp bảo đảm khi người yêu cầu đăng ký không nộp phí?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 15 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định về từ chối đăng ký như sau:
Từ chối đăng ký
1. Từ chối đăng ký được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Không thuộc thẩm quyền của cơ quan đăng ký;
b) Hồ sơ đăng ký không hợp lệ theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định này;
.....
k) Người yêu cầu đăng ký không nộp phí đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về phí, lệ phí, pháp luật khác có liên quan quy định khác.
Như vậy, theo quy định về các căn cứ để từ chối đăng ký biện pháp bảo đảm là việc người yêu cầu đăng ký không nộp phí đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về phí, lệ phí, pháp luật khác có liên quan quy định khác.
Do đó, nếu không thuộc các trường hợp được loại trừ thì khi người yêu cầu đăng ký không nộp phí đăng ký cơ quan có thẩm quyền có quyền từ chối đăng ký biện pháp bảo đảm.
Có được phép từ chối đăng ký biện pháp bảo đảm khi người yêu cầu đăng ký không nộp phí? (Hình từ Internet)
Một nghĩa vụ có được bảo đảm bằng nhiều biện pháp khác nhau hay không?
Căn cứ quy định Điều 5 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng nhiều biện pháp bảo đảm, bằng nhiều tài sản quy định như sau:
Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng nhiều biện pháp bảo đảm, bằng nhiều tài sản
1. Một nghĩa vụ có thể được bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp bảo đảm. Trường hợp nghĩa vụ này bị vi phạm mà bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm không có thỏa thuận về việc lựa chọn áp dụng biện pháp bảo đảm thì bên nhận bảo đảm lựa chọn biện pháp bảo đảm để áp dụng hoặc áp dụng tất cả các biện pháp bảo đảm.
2. Một nghĩa vụ có thể được bảo đảm thực hiện bằng nhiều tài sản. Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của từng tài sản trong số các tài sản bảo đảm được xác định theo thỏa thuận của bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm. Trường hợp không có thỏa thuận thì bất kỳ tài sản nào trong số đó được dùng để bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
Như vậy, theo quy định thì một nghĩa vụ có thể được bảo đảm bằng nhiều biện pháp bảo đảm khác nhau.
Trường hợp, nghĩa vụ này bị vi phạm mà không có thỏa thuận về việc lựa chọn biện pháp bảo đảm để áp dụng thì việc xác định biện pháp bảo đảm sẽ do bên nhận bảo đảm thực hiện hoặc có thế áp dụng tất cả các biện pháp bảo đảm..
Các cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm có những nhiệm vụ, quyền hạn gì gì?
Căn cứ quy định Điều 11 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký, của cơ quan cung cấp thông tin như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký, của cơ quan cung cấp thông tin
1. Đăng ký theo trường hợp và theo thẩm quyền quy định tại Điều 4 và Điều 10 Nghị định này; cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định này; chỉnh lý thông tin có sai sót trong nội dung đã được đăng ký.
2. Cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm.
3. Từ chối đăng ký, từ chối cung cấp thông tin chỉ trong trường hợp có căn cứ quy định tại Điều 15 và Điều 51 Nghị định này.
4. Chuyển tài liệu liên quan cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật trong trường hợp phát hiện tài liệu, chữ ký, con dấu thuộc hồ sơ đăng ký có dấu hiệu giả mạo.
5. Hủy đăng ký, khôi phục việc đăng ký đã bị hủy theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.
6. Cập nhật, lưu trữ thông tin trong hồ sơ lưu trữ, Cơ sở dữ liệu.
7. Thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, giá dịch vụ, nghĩa vụ thanh toán khác khi thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí, pháp luật về giá, pháp luật khác có liên quan.
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Theo đó, các cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Đăng ký biện pháp bảo đảm theo trường hợp và theo thẩm quyền quy định; chỉnh lý thông tin có sai sót trong nội dung đã được đăng ký.
- Cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký theo quy định.
- Cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm.
- Từ chối đăng ký, từ chối cung cấp thông tin chỉ trong trường hợp có căn cứ để từ chối theo quy định.
- Chuyển tài liệu liên quan cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật trong trường hợp phát hiện tài liệu, chữ ký, con dấu thuộc hồ sơ đăng ký có dấu hiệu giả mạo.
- Hủy đăng ký, khôi phục việc đăng ký đã bị hủy theo quy định.
- Cập nhật, lưu trữ thông tin trong hồ sơ lưu trữ, Cơ sở dữ liệu.
- Thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, giá dịch vụ, nghĩa vụ thanh toán khác khi thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí, pháp luật về giá, pháp luật khác có liên quan.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?