Sử dụng chỉ dẫn địa lý là việc thực hiện các hành vi nào?
Sử dụng chỉ dẫn địa lý là việc thực hiện các hành vi nào?
Căn cứ khoản 7 Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về sử dụng chỉ dẫn địa lý như sau:
Điều 124. Sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
...
7. Sử dụng chỉ dẫn địa lý là việc thực hiện các hành vi sau đây:
a) Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
b) Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ;
c) Nhập khẩu hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.
Như vậy, việc thực hiện các hành vi sau sẽ được xem là sử dụng chỉ dẫn địa lý, bao gồm:
- Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
- Lưu thông, chào bán, quảng cáo, tàng trữ để bán hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ;
- Nhập khẩu hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.
Sử dụng chỉ dẫn địa lý là việc thực hiện các hành vi nào? (Hình từ Internet)
Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý Việt Nam là ai?
Căn cứ khoản 4 Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi điểm b khoản 45 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý Việt Nam như sau:
Điều 121. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp
...
4. Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước.
Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý.
Như vậy, chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý Việt Nam là Nhà nước. Nhà nước sẽ trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Tổ chức, cá nhân khác được tiến hành sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường thông qua việc được Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Các cơ quan nào là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý Việt Nam được Nhà nước trao quyền?
Căn cứ khoản 1 Điều 37 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý Việt Nam được Nhà nước trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý như sau:
Điều 37. Thực hiện quyền sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý
1. Đối với chỉ dẫn địa lý của Việt Nam, cơ quan, tổ chức có quyền quản lý chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý) quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý trong trường hợp chỉ dẫn địa lý thuộc một địa phương;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là đại diện theo ủy quyền của các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý trong trường hợp chỉ dẫn địa lý thuộc nhiều địa phương;
c) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phân cấp, ủy quyền quản lý chỉ dẫn địa lý;
d) Cơ quan, tổ chức được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý với điều kiện cơ quan, tổ chức đó đại diện cho quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý theo quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật Sở hữu trí tuệ
...
Như vậy, hiện nay, tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý Việt Nam được Nhà nước trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý bao gồm các cơ quan, tổ chức sau:
- Chỉ dẫn địa lý chỉ thuộc 1 địa phương: UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý nếu
- Chỉ dẫn địa lý thuộc nhiều địa phương: UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là đại diện theo ủy quyền của các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
- Cơ quan được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phân cấp, ủy quyền quản lý chỉ dẫn địa lý: UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được ;
- Cơ quan, tổ chức được UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý với điều kiện cơ quan, tổ chức đó đại diện cho quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?