Tội khủng bố khác gì với tội giết người theo pháp luật Việt Nam?
Tội khủng bố khác gì với tội giết người theo pháp luật Việt Nam?
Tội khủng bố và tội giết người là hai tội có sự phân biệt rõ ràng trong luật hình sự Việt Nam. Việc phân biệt hai tội này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định hình phạt cho người phạm tội.
Tội khủng bố | Tội giết người | |
Hành vi | Người nào có hành vi nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng mà xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. (Quy định tại khoản 1 Điều 299 Bộ luật Hình sự 2015) Các hành vi khủng bố có thể được thực hiện ở nơi công cộng, nơi tập trung đông người. Ví dụ: quảng trường, trung tâm thương mại, nơi giao cắt đường giao thông,... Ngoài ra, hành vi được thực hiện ở những địa điểm có tính biệt lập, không phải nơi công cộng (ví dụ: tại nhà riêng hoặc trong trụ sở cơ quan...) nhưng nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng thì cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội khủng bố. Trong đó, các hành vi được hiểu như sau: - Tình trạng hoảng sợ trong công chúng là trạng thái tâm lý lo lắng, sợ hãi, hoang mang của người dân về an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ. - Phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân là hành vi làm cho tài sản mất giá trị sử dụng, không thể khôi phục lại được. - Đe dọa thực hiện một trong các hành vi xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể được thực hiện bằng lời nói, gửi tin nhắn, hình ảnh hoặc bằng các hành vi khác làm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân biết được và lo sợ về sự an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ. Ngoài ra, trong tội khủng bố còn có hành vi khác uy hiếp tinh thần được hiểu là hành vi lôi kéo, kích động, cổ vũ, khuyến khích, tạo điều kiện đe dọa xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị uy hiếp hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể, tài sản, danh dự, nhân phẩm của thân nhân người bị uy hiếp hoặc các hành vi khác nhằm làm cho người bị uy hiếp lo sợ, cản trở khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của họ một cách bình thường. (Quy định tại Điều 3 Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐTP) | Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. |
Khách thể | Tội khủng bố xâm phạm an ninh quốc gia. | Tội giết người xâm phạm quyền cơ bản của con người (quyền sống). |
Khách quan | Tội khủng bố có hai hậu quả: (1) Hậu quả trực tiếp là thiệt hại tính mạng; Gây ra hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản, gây hoang mang trong dư luận, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. (2) Hậu quả gián tiếp là làm cho chính quyền suy yếu. | Tội giết người: Hậu quả của tội giết người là làm cho nạn nhân chết. Hậu quả nghiêm trọng về tính mạng của nạn nhân, ảnh hưởng đến gia đình và người thân. |
Đối tượng | Có thể nhắm vào bất kỳ ai, bất kỳ nhóm người nào, bất kỳ cơ quan, tổ chức nào. | Thường nhắm vào một hoặc một số người cụ thể. |
Khung hình phạt | Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội khủng bố thì bị phạt tù từ 05 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Người phạm tội còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. (Quy định tại Điều 299 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi khoản 101 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) | Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội giết người thì bị phạt từ 07 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm. (Quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015) |
Ví dụ | Hành vi đánh bom nơi công cộng nhằm gây hoang mang trong dư luận là tội khủng bố. | Hành vi giết người do mâu thuẫn cá nhân là tội giết người. |
Như vậy, tội khủng bố và tội giết người đều là những hành vi nguy hiểm cho xã hội và cần được xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Việc phân biệt hai tội danh này là cần thiết để áp dụng hình phạt phù hợp với tính chất, mức độ hành vi phạm tội.
Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Tội khủng bố khác gì với tội giết người theo pháp luật Việt Nam? (Hình từ Internet)
Người phạm tội khủng bố bị phạt bao nhiêu năm tù?
Căn cứ Điều 299 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi khoản 101 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội khủng bố:
Điều 299. Tội khủng bố
1. Người nào nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng mà xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm:
a) Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố;
b) Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố;
c) Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe hoặc chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
d) Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo quy định trên, người bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội khủng bố thì bị phạt tù từ 05 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Người dưới 18 tuổi phạm tội khủng bố có chịu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.
Theo quy định trên, người từ đủ 14 tuổi trở lên phạm tội khủng bố thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DN mua vé máy bay cho NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam về phép có tính thuế TNCN khi chi trả hơn 01 lần trong năm không?
- Tên gọi của Quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp là gì?
- Hướng dẫn mới của Bộ Y tế về thanh toán tiền khám bệnh BHYT đối với dịch vụ kỹ thuật y tế từ 01/01/2025?
- Đáp án tuần 2 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Truyền thống Đoàn - Hội - Đội và Văn hóa vùng đất, con người Sóc Trăng năm 2024?
- Tỷ lệ Chiến sĩ thi đua cơ sở 2024 mới nhất là bao nhiêu?