Ngày 21 tháng 4 là ngày gì? Có các loại thư viện nào theo pháp luật Việt Nam?
Ngày 21 tháng 4 là ngày gì?
Ngày 21 tháng 4 là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam. Ngày này được Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính thức công nhận vào năm 2014, nhằm mục đích:
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc đọc sách;
- Khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng;
- Góp phần xây dựng xã hội học tập.
Vào ngày 21 tháng 4 ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các hoạt động thường được tổ chức như:
- Lễ hội sách;
- Hội thi đọc sách;
- Trao tặng sách cho học sinh, sinh viên;
- Tuyên truyền, quảng bá về văn hóa đọc.
Ngày 21 tháng 4 là ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam là một sự kiện quan trọng, góp phần thúc đẩy phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc đọc sách đối với sự phát triển của đất nước.
Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Ngày 21 tháng 4 là ngày gì? Có các loại thư viện nào theo pháp luật Việt Nam? (Hình từ Intenret)
Có các loại thư viện nào theo pháp luật Việt Nam?
Căn cứ Điều 9 Luật Thư viện 2019 quy định các loại thư viện:
Điều 9. Các loại thư viện
1. Thư viện bao gồm các loại sau đây:
a) Thư viện Quốc gia Việt Nam;
b) Thư viện công cộng;
c) Thư viện chuyên ngành;
d) Thư viện lực lượng vũ trang nhân dân;
đ) Thư viện cơ sở giáo dục đại học (sau đây gọi là thư viện đại học);
e) Thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác;
g) Thư viện cộng đồng và thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng;
h) Thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam.
2. Thư viện được tổ chức theo các mô hình sau đây:
a) Thư viện công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu được tổ chức theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc phù hợp với mô hình của cơ quan, tổ chức chủ quản;
b) Thư viện ngoài công lập do tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài, cộng đồng dân cư đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và được tổ chức theo mô hình doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp ngoài công lập hoặc mô hình khác.
Theo quy định trên, thư viện có 08 loại sau:
[1] Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện trung tâm của cả nước.
[2] Thư viện công cộng là thư viện có tài nguyên thông tin tổng hợp phục vụ Nhân dân.
[3] Thư viện chuyên ngành là thư viện có tài nguyên thông tin chuyên sâu về một ngành, lĩnh vực hoặc nhiều ngành, lĩnh vực phục vụ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức chủ quản.
[4] Thư viện lực lượng vũ trang nhân dân là thư viện của các đơn vị Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, có tài nguyên thông tin tổng hợp, chuyên ngành quốc phòng, an ninh phục vụ cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên địa bàn, người đang chấp hành hình phạt tù, học tập, cải tạo trong cơ sở giam giữ, trường giáo dưỡng.
[5] Thư viện cơ sở giáo dục đại học là thư viện có tài nguyên thông tin phục vụ người học và người dạy trong cơ sở giáo dục đại học.
[6] Thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác là thư viện có tài nguyên thông tin phục vụ người học và người dạy trong cơ sở giáo dục.
[7] Thư viện cộng đồng và thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng là thư viện có tài nguyên thông tin tổng hợp do cộng đồng dân cư thành lập tại các địa điểm sau:
- Trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm văn hóa, thể thao xã, phường, thị trấn;
- Điểm bưu điện văn hóa xã;
- Nhà văn hóa thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc;
- Khu chung cư;
- Nơi sinh hoạt chung của cộng đồng.
[8] Thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam là thư viện có tài nguyên thông tin tổng hợp, chuyên ngành do tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam; tự bảo đảm kinh phí hoạt động; hoạt động theo quy định của pháp luật;
Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động thư viện?
Căn cứ Điều 8 Luật Thư viện 2019 quy dịnh các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thư viện, bao gồm:
- Lợi dụng hoạt động thư viện để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Lợi dụng hoạt động thư viện để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
- Lợi dụng hoạt động thư viện để kích động bạo lực, gây thù hằn giữa các dân tộc, tôn giáo;
- Lợi dụng hoạt động thư viện để tuyên truyền chiến tranh xâm lược;
- Lợi dụng hoạt động thư viện để phá hoại thuần phong mỹ tục;
- Lợi dụng hoạt động thư viện để truyền bá mê tín;
- Lợi dụng hoạt động thư viện để lôi kéo người sử dụng thư viện vào tệ nạn xã hội.
- Cung cấp tài nguyên thông tin thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Hạn chế quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên thông tin của người sử dụng thư viện trái với quy định của pháp luật.
- Cung cấp thông tin về người sử dụng thư viện, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Chiếm dụng, đánh tráo, hủy hoại, làm hư hỏng tài nguyên thông tin.
- Xâm nhập trái phép vào hệ thống thông tin thư viện, cơ sở dữ liệu thư viện; làm sai lệch, gián đoạn hoặc phá hoại hệ thống thông tin thư viện, cơ sở dữ liệu thư viện.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Đoàn Thanh niên có trách nhiệm hướng dẫn thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy hay không?
- Vào thi Vòng 7 Trạng nguyên Tiếng Việt 2024 – 2025 trên Trangnguyen.edu.vn như thế nào?
- Tháng 12 2024 có ngày lễ, sự kiện gì? Tháng 12 2024 nước ta có ngày lễ lớn nào không?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình mới nhất?
- Biểu mẫu báo cáo của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu riêng lẻ mới nhất?