Liên minh Châu Âu sử dụng đồng tiền chung là gì? Có được khai thuế bằng đồng Euro hay không?
Liên minh Châu Âu sử dụng đồng tiền chung là gì?
Liên minh Châu Âu có tên gọi khác là European Union (EU) là một tổ chức liên chính phủ của các nước châu Âu. Từ 6 thành viên ban đầu, hiện nay có 27 quốc gia thành viên.
Hiện nay trụ sở của Liên minh châu Âu (EU) được đặt tại thủ đô Brussels của Bỉ.
Tại Hiệp ước Liên hiệp châu Âu, hay còn gọi là Hiệp ước Maastricht, ký tháng 12 năm 1991 nhầm mục đích thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ vào cuối thập niên 1990, với một đơn vị tiền tệ chung và một ngân hàng trung ương độc lập.
Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2002 đồng Euro đã chính thức được lưu hành trong 12 quốc gia thành viên (còn gọi là khu vực đồng Euro) gồm Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Phần Lan, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha; các nước đứng ngoài là Anh, Đan Mạch và Thụy Điển.
Do đó có thể thấy Liên minh Châu Âu sử dụng đồng tiền chung là đồng Euro.
Liên minh Châu Âu sử dụng đồng tiền chung là gì? (Hình từ Internet)
Tỷ giá hạch toán đồng tiền chung Euro trong tháng 3 năm 2024 tại Việt Nam là bao nhiêu?
Căn cứ quy định Phụ lục ban hành kèm theo Thông báo 1086/TB-KBNN quy định về tỷ giá hạch toán ngoại tệ tháng 03 năm 2024 như sau:
....
Như vậy, tỷ giá hạch toán đồng tiền chung Euro trong tháng 3 năm 2024 tại Việt Nam 25.846 Việt Nam đồng.
Theo đó tỷ giá hạch toán trên được áp dụng trong các nghiệp vụ sau đây:
- Quy đổi và hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ.
- Quy đổi và hạch toán kế toán của Kho bạc Nhà nước.
Có được khai thuế bằng đồng Euro hay không?
Căn cứ quy định Điều 7 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về đồng tiền khai thuế, nộp thuế như sau:
Đồng tiền khai thuế, nộp thuế
1. Đồng tiền khai thuế, nộp thuế là Đồng Việt Nam, trừ các trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.
2. Người nộp thuế hạch toán kế toán bằng ngoại tệ theo quy định của Luật Kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch.
3. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đồng tiền nộp thuế là Đồng Việt Nam, trừ các trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Tỷ giá tính thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định đồng tiền khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi quy định tại khoản 1, khoản 3 và tỷ giá giao dịch thực tế quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo như quy định thì đồng tiền khai thuế, nộp thuế là Đồng Việt Nam trừ các trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.
Do đó có thể khẳng định người nộp thuế được thực hiện khai thuế bằng đồng Euro tự do chuyển đổi.
Lưu ý: Người nộp thuế hạch toán kế toán bằng ngoại tệ theo phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch.
Cơ quan nào có thẩm quyền ký văn kiện phê chuẩn điều ước quốc tế hai bên giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 64 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về thủ tục đối ngoại về việc phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế như sau:
Thủ tục đối ngoại về việc phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế
1. Bộ Ngoại giao thông báo cho bên ký kết nước ngoài hoặc cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên về việc phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Quốc hội, Chủ tịch nước hoặc Chính phủ về việc phê chuẩn, phê duyệt, quyết định gia nhập điều ước quốc tế.
2. Chủ tịch nước ký văn kiện phê chuẩn điều ước quốc tế hai bên. Nội dung văn kiện phê chuẩn điều ước quốc tế hai bên bao gồm tên điều ước quốc tế, thời gian, địa điểm ký và các nội dung cần thiết khác.
Bộ Ngoại giao phối hợp với cơ quan đề xuất tiến hành thủ tục trao đổi văn kiện phê chuẩn với bên ký kết nước ngoài trong trường hợp điều ước quốc tế hai bên có quy định hoặc có thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài về việc phải hoàn thành thủ tục trao đổi văn kiện phê chuẩn để điều ước quốc tế có hiệu lực.
3. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ký văn kiện phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên gửi cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên.
Như vậy, trong trường hợp Việt Nam và Liên minh Châu Âu ký có ký các điều ước quốc tế hai bên thì Chủ tịch nước có thẩm quyền ký văn kiện phê chuẩn điều ước quốc tế hai bên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khám phá thế giới có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Những lưu ý khi treo cờ ngày Tết Âm lịch 2025 mà người dân cần biết?
- Huân chương Lao động có mấy hạng? Mức tiền thưởng Huân chương Lao động hiện nay là bao nhiêu?
- Hoa Mai vàng có bao nhiêu cánh? Mục tiêu cụ thể của đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam đến năm 2030 là gì?