Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt theo pháp luật hình sự?
Miễn hình phạt là gì?
Căn cứ Điều 59 Bộ luật Hình sự 2015 quy định miễn hình phạt:
Miễn hình phạt
Người phạm tội có thể được miễn hình phạt nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 của Bộ luật này mà đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.
Theo quy định trên, miễn phạt đối với người phạm tội trong một số trường hợp cụ thể nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.
Người phạm tội thuộc trường hợp sau thì được miễn hình phạt:
[1] Người phạm tội có hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng và có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự sau:
+ Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
+ Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
+ Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
+ Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
+ Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
+ Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
+ Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
+ Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
+ Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
+ Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
+ Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
+ Phạm tội do lạc hậu;
+ Người phạm tội là phụ nữ có thai;
+ Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
+ Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
+ Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
+ Người phạm tội tự thú;
+ Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
+ Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
+ Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
+ Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
+ Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.
Lưu ý: Hình phạt phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật.
[2] Người phạm tội có hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.
Lưu ý: Hình phạt không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật
Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt theo pháp luật hình sự? (Hình từ Internet)
Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt theo pháp luật hình sự?
Miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt có những điểm khác nhau cơ bản sau theo pháp luật hình sự:
Miễn trách nhiệm hình sự | Miễn hình phạt | |
Khái niệm | Là trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội nhưng được miễn hoặc có thể được miễn trách nhiệm hình sự do có căn cứ miễn trách nhiệm hình sự. (Quy định tại Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm a khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 201) | Người phạm tội có thể được miễn hình phạt nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 54 Bộ luật Hình sự 2015 mà đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự. (Quy định tại Điều 59 Bộ luật Hình sự 2015) |
Hậu quả pháp lý | Miễn trách nhiệm hình sự: người thực hiện hành vi không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không bị xem là có án tích. | Người thực hiện hành vi chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự và không bị coi là có án tích. |
Trường hợp được miễn | Những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự: - Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; - Khi có quyết định đại xá. - Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; - Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa; - Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận. | Những trường hợp miễn hình phạt: - Người phạm tội có hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015. - Người phạm tội có hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể. |
Ví dụ | Người có hành vi môi giới hối lộ nhưng khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa thì được miễn trách nhiệm hình sự. | Người phạm tội lần đầu và là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể được tòa án quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng thì được miễn hình phạt. |
Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Người phạm tội không tố giác tội phạm có được miễn hình phạt không?
Căn cứ Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 138 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội không tố giác tội phạm:
Tội không tố giác tội phạm
1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.
Theo quy định trên, người phạm tội không tố giác tội phạm được miễn hình phạt khi đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?