Tòa án có thể quyết định áp dụng các biện pháp tư pháp nào đối với pháp nhân thương mại phạm tội?

Tòa án có thể quyết định áp dụng các biện pháp tư pháp nào đối với pháp nhân thương mại phạm tội? Nguyên tắc xử lý đối với pháp nhân thương mại như thế nào? Nhờ anh chị giải đáp.

Tòa án có thể quyết định áp dụng các biện pháp tư pháp nào đối với pháp nhân thương mại phạm tội?

Căn cứ quy định Điều 82 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội như sau

Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội
1. Tòa án có thể quyết định áp dụng các biện pháp tư pháp sau đây đối với pháp nhân thương mại phạm tội:
a) Các biện pháp tư pháp quy định tại Điều 47 và Điều 48 của Bộ luật này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
c) Buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.
.....

Như vậy, các biện pháp tư pháp sau đây thì Tòa án có thể quyết định áp dụng cho pháp nhân thương mại trong trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội:

- Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm.

- Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi.

- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

- Buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.

Tòa án có thể quyết định áp dụng các biện pháp tư pháp nào đối với pháp nhân thương mại phạm tội?

Tòa án có thể quyết định áp dụng các biện pháp tư pháp nào đối với pháp nhân thương mại phạm tội? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc xử lý đối với pháp nhân thương mại như thế nào?

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 3 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về nguyên tắc xử lý như sau:

Nguyên tắc xử lý
...
2. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội:
a) Mọi hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;
b) Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế;
c) Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
d) Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.

Như vậy, theo quy định thì nguyên tắc xử lý đối với pháp nhân thương mại được quy định như sau:

- Mọi hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;

- Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế;

- Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;

- Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.

Pháp nhân thương mại phạm tội có thể bị áp dụng các hình phạt nào?

Căn cứ quy định Điều 33 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội như sau:

Các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội
1. Hình phạt chính bao gồm:
a) Phạt tiền;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
2. Hình phạt bổ sung bao gồm:
a) Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;
b) Cấm huy động vốn;
c) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.
3. Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

Như vậy, theo quy định thì pháp nhân thương mại phạm tội có thể bị áp dụng các hình phạt sau đây:

- Đối với hình phạt chính bao gồm:

+ Phạt tiền;

+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

+ Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

- Đối với hình phạt bổ sung bao gồm:

+ Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;

+ Cấm huy động vốn;

+ Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.

Lưu ý: Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

Trân trọng!

Biện pháp tư pháp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Biện pháp tư pháp
Hỏi đáp Pháp luật
Tòa án có thể quyết định áp dụng các biện pháp tư pháp nào đối với pháp nhân thương mại phạm tội?
Hỏi đáp Pháp luật
Biện pháp tư pháp là gì? Người chưa thành niên phạm tội có thể bị áp dụng biện pháp tư pháp gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải việc áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh là biện pháp chỉ áp dụng cho người mắc bệnh tâm thần không?
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý khoản tiền đã đặt để bảo lãnh trong trường hợp bị can tiếp tục phạm tội do cố ý sau khi đã được bảo lãnh như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng có được đặt tiền để bảo lãnh hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Các biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội
Hỏi đáp pháp luật
Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân
Hỏi đáp pháp luật
Biện pháp tư pháp là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Thông tin cơ bản về người chấp hành án, người chấp hành biện pháp tư pháp trong cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự bao gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Biện pháp tư pháp
Đinh Khắc Vỹ
71 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Biện pháp tư pháp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào