Có phải việc áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh là biện pháp chỉ áp dụng cho người mắc bệnh tâm thần không?
Có phải chỉ dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người mắc bệnh tâm thần không?
Tại Điều 49 Bộ luật Hình sự 2015 quy định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh như sau:
Bắt buộc chữa bệnh
1. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật này, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.
2. Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt.
Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.
Như vậy, áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh sẽ áp dụng cho người mắc bệnh tâm thần và một số bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Cho nên, ngoài mắc bệnh tâm thần, người đang chấp hành hình phạt tù mắc một số bệnh khác vấn bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Có phải việc áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh là biện pháp chỉ áp dụng cho người mắc bệnh tâm thần không? (Hình từ Internet)
Khi nào đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh?
Tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 64/2011/NĐ-CP quy định đình chỉ thi hành áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong các trường hợp như sau:
Đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh
1. Khi người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh, Thủ trưởng cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần thông báo cho cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh để yêu cầu Hội đồng giám định pháp y tâm thần tiến hành giám định về tình trạng bệnh của người đó.
2. Căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y tâm thần về việc người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đề nghị Viện Kiểm sát hoặc Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh ra quyết định đình chỉ việc thi hành biện pháp này. Sau khi nhận được quyết định đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh phải thông báo ngay cho cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần và thân nhân của người bị bắt buộc chữa bệnh.
3. Sau khi nhận được quyết định đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh của Tòa án, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh phải đến nhận người bị bắt buộc chữa bệnh. Trường hợp Viện Kiểm sát ra quyết định đình chỉ, thì khi nhận quyết định đình chỉ, thân nhân của người bị bắt buộc chữa bệnh phải đến nhận người đó. Việc giao nhận phải lập biên bản, trong đó ghi rõ thời gian chữa bệnh tại cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần. Sau 15 ngày kể từ ngày cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần nhận được Quyết định đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh mà cơ quan có trách nhiệm hoặc thân nhân của người bị bắt buộc chữa bệnh không đến nhận người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh và cũng không có thông tin gì khác thì cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần làm thủ tục xuất viện bình thường cho người bị bắt buộc chữa bệnh.
Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm đến nhận người, nhưng không đến hoặc đến không đúng thời hạn nêu trên, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
4. Trường hợp người bị bắt buộc chữa bệnh đã chấp hành xong hình phạt và khi họ đã khỏi bệnh, cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần tiến hành thủ tục xuất viện cho họ tương tự người bệnh bình thường khác.
Như vậy, quyết định thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh bị đình chỉ trong trường hợp sau:
- Khi người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh;
- Người bị bắt buộc chữa bệnh đã chấp hành xong hình phạt và khi họ đã khỏi bệnh.
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết sau khi đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh?
Tại Điều 13 Nghị định 64/2011/NĐ-CP quy định giải quyết sau khi đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh như sau:
Giải quyết sau khi đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Sau khi có Quyết định đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh, việc phục hồi các hoạt động tố tụng đã tạm đình chỉ, áp dụng biện pháp ngăn chặn, tiếp tục chấp hành hình phạt đối với người đã được đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh do cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án quyết định theo quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án quyết định giải quyết sau khi đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh như: phục hồi các hoạt động tố tụng đã tạm đình chỉ, áp dụng biện pháp ngăn chặn, tiếp tục chấp hành hình phạt đối với người đã được đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?