Mùa Chay là gì? Mùa Chay 2024 bắt đầu và kết thúc khi nào?

Mùa Chay là gì? Mùa Chay 2024 bắt đầu và kết thúc khi nào? Cô tôi đang sống trong viện dưỡng lão thì có được ăn chay vào Mùa chay 2024 này hay không?

Mùa Chay là gì? Mùa Chay 2024 bắt đầu và kết thúc khi nào?

Mùa Chay mở ra vào Thứ Tư Lễ Tro và khép lại trước Thánh Lễ Tiệc Ly của Chúa vào Thứ Năm Tuần Thánh. Mang ý nghĩa tượng trưng cho hành trình 40 ngày đầy cam go, Mùa Chay gợi nhắc ta về 40 ngày Chúa Giêsu sống trong sa mạc chịu cám dỗ, 40 năm lưu vong của dân Israel và cơn bão 40 ngày mà Noah phải đối mặt.

Theo đó, Mùa Chay mở ra như một giai đoạn đặc biệt dành cho sự sám hối và cầu nguyện, là thời gian để các tín hữu Kitô chuẩn bị tâm hồn cho Lễ Phục Sinh - mầu nhiệm trọng đại về sự chiến thắng của Chúa Giêsu Kitô trước cái chết.

Như vậy, Mùa Chay 2024 bắt đầu từ thứ Tư Lễ Tro, ngày 14 tháng 02 năm 2024 và kết thúc trước thánh lễ Tiệc Ly chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh, ngày 28 tháng 03 năm 2024.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Mùa Chay là gì? Mùa Chay 2024 bắt đầu và kết thúc khi nào?

Mùa Chay là gì? Mùa Chay 2024 bắt đầu và kết thúc khi nào? (Hình từ Internet)

Người cao tuổi sống trong viện dưỡng lão có được ăn chay vào Mùa chay 2024 không?

Căn cứ khoản 4 Điều 8 Thông tư 33/2017/TT-BLĐTBXH quy định về tiêu chuẩn về y tế, vệ sinh, quần áo và dinh dưỡng như sau:

Tiêu chuẩn về y tế, vệ sinh, quần áo và dinh dưỡng
Cơ sở bảo đảm đối tượng được chăm sóc theo các tiêu chuẩn sau:
1. Chăm sóc y tế:
Cơ sở có cán bộ y tế, trang thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp, tủ thuốc bảo đảm chăm sóc sức khỏe ban đầu, sơ cấp cứu khi cần thiết; điều trị và mở sổ theo dõi; kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng và hàng năm cho từng đối tượng. Đối với cơ sở có nhiệm vụ phục hồi chức năng thì phải có cán bộ và trang thiết bị phục hồi chức năng cho đối tượng.
2. Vệ sinh và đồ dùng sinh hoạt:
a) Cung cấp đầy đủ nước uống sạch và bảo đảm vệ sinh tắm, giặt hàng ngày cho đối tượng;
b) Cung cấp đồ dùng vệ sinh cá nhân, gồm xà phòng tắm, khăn tắm, khăn mặt, kem đánh răng và bàn chải đánh răng riêng;
c) Cung cấp đồ dùng phục vụ việc ngủ, gồm giường nằm, chiếu, gối, chăn, màn;
d) Có nội quy riêng của cơ sở trợ giúp xã hội quy định dọn dẹp vệ sinh và vệ sinh cá nhân.
3. Quần áo:
Đối tượng được trang bị quần áo đồng phục đi học (đối với trẻ em trong độ tuổi đi học), tất và dép được cung cấp ít nhất 6 tháng/01 lần và được thay thế trong trường hợp bị hư hỏng, mất và quần áo mặc đủ ấm về mùa đông.
4. Dinh dưỡng:
a) Cung cấp ít nhất ba bữa ăn (sáng, trưa và tối) mỗi ngày;
b) Bảo đảm dinh dưỡng đủ calo, có chất đạm (thịt, cá, đậu nành, chất bột đường, ngũ cốc, rau quả);
c) Có chế độ dinh dưỡng đặc biệt cho những đối tượng có nhu cầu đặc biệt như trẻ sơ sinh, trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV, trẻ em bị ốm hoặc suy dinh dưỡng, người cao tuổi và những đối tượng có chế độ ăn kiêng theo bệnh tật, theo tôn giáo hay tín ngưỡng.

Theo đó, tại cơ sở trợ giúp xã hội có chế độ đặc biệt cho người có nhu cầu đặc biệt ăn kiêng theo tôn giáo của mình.

Như vậy, người cao tuổi sống trong viện dưỡng lão được ăn chay theo tôn giáo hay tín ngưỡng của mình.

Cơ sở vật chất tại Viện dưỡng lão phải đảm bảo những tiêu chuẩn gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BLĐTBXH quy định quy định về tiêu chuẩn về môi trường, khuôn viên và nhà ở như sau:

Tiêu chuẩn về môi trường, khuôn viên và nhà ở
1. Môi trường và khuôn viên của cơ sở bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
...
2. Cơ sở vật chất của cơ sở bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
a) Hệ thống nhà làm việc, nhà ở phải kiên cố, đảm bảo an toàn, tránh được mưa bão;
b) Cửa ra vào, cửa sổ cung cấp đủ ánh sáng và bảo đảm thông thoáng;
c) Các hệ thống bảo đảm an toàn cho đối tượng, bao gồm việc lắp đặt các hệ thống điện, gas và thoát nước một cách phù hợp;
...

Theo đó, cơ sở vật chất tại Viện dưỡng lão phải đảm bảo những tiêu chuẩn như sau:

- Hệ thống nhà làm việc, nhà ở phải kiên cố, đảm bảo an toàn, tránh được mưa bão;

- Cửa ra vào, cửa sổ cung cấp đủ ánh sáng và bảo đảm thông thoáng;

- Các hệ thống bảo đảm an toàn cho đối tượng, bao gồm việc lắp đặt các hệ thống điện, gas và thoát nước một cách phù hợp;

- Nhà vệ sinh, nhà tắm phù hợp với các nhóm đối tượng, bao gồm cả người khuyết tật; có nhà vệ sinh, nhà tắm riêng cho phụ nữ;

- Sắp xếp việc ngủ, nghỉ cho đối tượng phù hợp với độ tuổi và giới tính;

- Có khu sinh hoạt chung cho đối tượng trong thời gian rảnh rỗi;

- Có khu vui chơi, khu sản xuất và lao động trị liệu cho đối tượng;

- Có bếp và phòng ăn chung cho đối tượng;

- Có phòng y tế để thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đối tượng;

- Có trang thiết bị cần thiết cho người khuyết tật, người cao tuổi và trẻ em;

- Các công trình, các trang thiết bị phải bảo đảm cho người khuyết tật, người cao tuổi và trẻ em tiếp cận, sử dụng thuận tiện.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Hiền
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào