Incoterms là gì? Incoterms mới nhất 2024 là bản nào?

Incoterms là gì? Incoterms mới nhất 2024 là bản nào? Trong hoạt động thương mại, khi nào được áp dụng pháp luật nước ngoài?

Incoterms là gì? Incoterms mới nhất 2024 là bản nào?

[1] Incoterms là gì?

Incoterms là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: International Commerce Terms. Đây tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương.

Incoterms là các điều khoản thương mại quốc tế được chuẩn hóa, và được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới công nhận và sử dụng rộng rãi. Nội dung chính của các điều khoản này phải kể tới 2 điểm quan trọng:

- Trách nhiệm của bên mua, bên bán đến đâu

- Điểm chuyển giao trách nhiệm, chi phí, rủi ro từ người bán sang người mua

Mục đích chủ yếu của Incoterms là để giải thích những điều kiện thương mại thông dụng trong ngoại thương. Theo đó, phân chia rõ trách nhiệm, chi phí, và rủi ro trong quá trình chuyển giao hàng từ người bán sang người mua.

Nhờ đó các bên tham gia có cách hiểu thống nhất, tránh hoặc giảm thiểu những tranh chấp phát sinh do mỗi bên có cách hiểu khác nhau về một số quyền và trách nhiệm cơ bản của mình.

Lưu ý: Các giao dịch mà Incoterms đề cập phải trên phạm vi thương mại quốc tế, chứ không phải là các giao dịch trong nước. Đây cũng là nguyên nhân vì sao Incoterms có những tác động nhất định đến các hoạt động xuất nhập khẩu.

[2] Incoterms mới nhất 2024 là bản nào? Đặc điểm chung của incoterms là gì?

Năm 2024, Incoterms 2020 là phiên bản mới nhất có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 được ICC (International Chamber of Commerce) công bố.

Incoterms 2020 là một tài liệu rất quan trọng được sử dụng trong Logistics & Xuất nhập khẩu.

* Đặc điểm chung của incoterms:

- Incoterms không có tính chất cố định, phiên bản sau không phủ định của phiên bản trước điều này có nghĩa là hiện tại có version 2020 nhưng bạn vẫn có thể sử dụng version 2010 hoặc 2000

- Incoterms chỉ áp dụng với hàng hóa hữu hình không áp dụng với hàng hóa vô hình

- Incoterms được sử dụng cho mua bán quốc tế và nội địa

- Incoterm không có tính cố định tùy biến vào thỏa thuận mà người bán và người mua có thể mở rộng tối đa các điều khoản không có trong Incoterms.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Incoterms là gì? Incoterms mới nhất 2024 là bản nào?

Incoterms là gì? Incoterms mới nhất 2024 là bản nào? (Hình từ Internet)

Trong hoạt động thương mại, khi nào được áp dụng pháp luật nước ngoài?

Căn cứ Điều 5 Luật Thương mại 2005 quy định về áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế như sau:

Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế
1. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
2. Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Đồng thời theo Điều 664 Bộ luật Dân sự 2015 chỉ đề cập đến trường hợp được sử dụng pháp luật nước ngoài đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, cụ thể:

Xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
1. Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.
3. Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.

Như vậy, có thể hiểu trong hoạt động thương mại việc áp dụng pháp luật nước ngoài chỉ áp dụng với quan hệ thương mại có yếu tố nước ngoài.

Nhà nước Việt Nam áp dụng Đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế bao gồm những lĩnh vực nào?

Căn cứ Điều 3 Pháp lệnh Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002 quy định Nhà nước Việt Nam áp dụng Đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế bao gồm những lĩnh vực sau:

- "Đối xử quốc gia trong thương mại hàng hóa" là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho hàng hóa nhập khẩu so với hàng hóa tương tự trong nước.

- "Đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ" là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài so với dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ tương tự trong nước.

- "Đối xử quốc gia trong đầu tư" là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài so với đầu tư và nhà đầu tư trong nước trong những điều kiện tương tự.

- "Đối xử quốc gia đối với quyền sở hữu trí tuệ" là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho việc xác lập, bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ và mọi lợi ích có được từ các quyền đó của tổ chức, cá nhân nước ngoài so với tổ chức, cá nhân trong nước.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thương mại quốc tế
Nguyễn Thị Hiền
20,257 lượt xem
Thương mại quốc tế
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thương mại quốc tế
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế nhà thầu có phát sinh khi giao hàng theo hình thức DAP của các điều khoản thương mại quốc tế - Incoterms không?
Hỏi đáp Pháp luật
Incoterms là gì? Incoterms mới nhất 2024 là bản nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy tắc De minimis quy định thế nào theo hiệp định đối tác kinh tế toàn diện?
Hỏi đáp Pháp luật
Thương mại quốc tế là gì? Các loại hình thương mại quốc tế hiện nay là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiện nay Việt Nam đối xử tối huệ quốc trong thương mại quốc tế trên những lĩnh vực nào?
Hỏi đáp pháp luật
Áp dụng pháp luật quốc gia trong tư pháp quốc tế là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Pháp nhân nước ngoài là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Ủy ban Liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Khiếu nại trong việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Trọng tài thương mại quốc tế là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thương mại quốc tế có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào