Bài mẫu dự thi ngắn gọn về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em 2024?
Bài mẫu dự thi ngắn gọn về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em 2024?
Thực hiện Công văn 185/SGDĐT-CTTT-KHCN năm 2024 của Sở GDĐT Hà Nội về việc tham gia Cuộc thi “Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em” năm 2024;
Phòng GDĐT quận đề nghị Hiệu trưởng các trường Tiểu học và THCS trên địa bàn quận chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, triển khai Cuộc thi “Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em” năm 2024 đến 100% các em học sinh và tạo điều kiện để các em học sinh tham gia.
Học sinh tham dự cuộc thi được yêu cầu viết bày dự thi bằng tay, có độ dài không quá 1.200 từ.
Có thể tham khảo Bài mẫu dự thi ngắn gọn về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em 2024 như sau:
“Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan" Đúng vậy, trẻ em là mầm non của đất nước, là tương lai của dân tộc. Việc bảo vệ quyền trẻ em là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, hiện nay, quyền trẻ em vẫn đang bị xâm hại ở nhiều nơi, dưới nhiều hình thức khác nhau Một trong những vấn đề mà trẻ em phải đối mặt là bạo lực học đường. Về khái niệm bạo lực học đường, có thể hiểu, bạo lực học đường là hành vi ngược đãi, đánh đập, bạo hành, làm tổn hại đến sức khỏe, thân thể, sỉ nhục, lăng mạ đến danh dự và nhân phẩm; tẩy chay, cô lập, ruồng rẫy và những hành động gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn học trong các tổ chức, cơ sở giáo dục. Các hành vi này thường xảy ra giữa học sinh với học sinh. Nhiều vụ bạo lực học đường xảy ra để lại hậu quả vô cùng thương tâm. Vậy chúng ta cần làm gì để ngăn chặn bạo lực học đường xảy ra? Điều này cần đến sự chung tay của các cấp chính quyền, nhà trường và gia đình. Trước hết, các cấp chính quyền cần xây dựng cơ chế phối hợp với cơ quan chức năng và quy trình xử lý đối với các tình huống bạo lực học đường. Cùng với đó, nhà trường và gia đình cần giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh về việc phòng, chống xâm hại học sinh, sinh viên, phòng, chống bạo lực học đường trên môi trường mạng cho học sinh, sinh viên, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và gia đình học sinh, sinh viên. Việc giáo dục và tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh, sinh viên cần được tích cực đẩy mạnh. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thường xuyên tiến hành theo dõi, thống kê và phân tích các nhóm đối tượng có nguy cơ bạo lực học đường. Bên cạnh đó, tình trạng lao động trẻ em cũng đang trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện đại. Thay vì được cắp sách đến trường, vui chơi và phát triển như bạn bè đồng trang lứa, nhiều em nhỏ buộc phải gánh vác trách nhiệm kiếm sống. Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ nhiều yếu tố đan xen lẫn nhau. Nạn đói nghèo, thiếu thốn khiến nhiều gia đình buộc phải đẩy con em mình vào các công việc lao động để kiếm thêm thu nhập. Thêm vào đó, một số bậc phụ huynh còn có quan niệm sai lầm rằng lao động sớm sẽ giúp trẻ rèn luyện tính tự lập. Hậu quả của lao động trẻ em là vô cùng nghiêm trọng. Trẻ em phải làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự phát triển thể chất và trí tuệ. Thiếu đi môi trường giáo dục và vui chơi lành mạnh, tâm lý của các em cũng bị ảnh hưởng nặng nề, dẫn đến nguy cơ hình thành nhân cách lệch lạc. Bạo lực học đường và lao động trẻ em là vấn đề nhức nhối cần được giải quyết triệt để. Mỗi cá nhân, gia đình và nhà trường cần chung tay góp sức để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh cho thế hệ tương lai. |
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Bài mẫu dự thi ngắn gọn về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em 2024? (Hình từ Internet)
Thời gian thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024 là khi nào?
- Thời gian tổ chức Cuộc thi
+ Thời gian tổ chức cuộc thi: Từ ngày 01/3/2024 đến 30/6/2024
+ Phát động Cuộc thi: Dự kiến tuần thứ nhất tháng 3/2024
+ Thời gian tổng kết: Dự kiến tuần thứ ba tháng 6/2024
- Thời gian hoàn thành chấm các vòng thi
+ Vòng cấp trường: Hoàn thành chấm, trao giải và gửi các bài đoạt giải về Ban tổ chức vòng thi cấp quận/huyện trước ngày 15/04/2024
+ Vòng thi cấp huyện: Hoàn thành chấm, trao giải và gửi các bài đoạt giải về Ban tổ chức vòng thi cấp tỉnh/thành phố trước ngày 30/4/2024
+ Vòng thi cấp tỉnh: Hoàn thành chấm, trao giải và gửi các bài đoạt giải về Ban tổ chức vòng thi cấp toàn quốc trước ngày 19/5/2024
+ Vòng thi cấp toàn quốc: Hoàn thành chấm và tổ chức trao giải dự kiến 12/6/2024.
Có các biện pháp nào nhằm phòng chống bạo lực học đường?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định các biện pháp phòng chống bạo lực học đường như sau:
(1) Biện pháp phòng chống bạo lực học đường
- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường;
- Ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân;
- Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng, chống bạo lực học đường; bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học;
- Công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo lực học đường;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường;
- Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học.
(2) Biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường
- Phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, người học có nguy cơ bị bạo lực học đường;
- Đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra để có biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ cụ thể;
- Thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực.
(3) Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường
- Đánh giá sơ bộ về mức độ tổn hại của người học, đưa ra nhận định về tình trạng hiện thời của người học;
- Thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế, tư vấn đối với người học bị bạo lực;
- Theo dõi, đánh giá sự an toàn của người bị bạo lực;
- Thông báo kịp thời với gia đình người học để phối hợp xử lý;
- Trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục thì thông báo kịp thời với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?