Dàn ý bài dự thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em 2024?

Dàn ý bài dự thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em 2024 như thế nào?

Dàn ý bài dự thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em 2024?

Ngày 15/01/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 287/QĐ-BGDĐT năm 2024 Tại đây về việc ban hành Thể lệ Cuộc thi “Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em” năm 2024.

Có thể tham khảo Dàn ý bài dự thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em 2024 như sau:

I. Mở bài:

- Giới thiệu về vấn nạn bạo lực học đường và sử dụng lao động trẻ em đang diễn ra ngày càng phổ biến trong xã hội hiện nay.

- Nêu ra những ảnh hưởng tiêu cực của hai vấn nạn này đối với học sinh, gia đình và xã hội.

- Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết hai vấn nạn này.

II. Thân bài:

Về bạo lực học đường:

1. Giải thích:

Bạo lực học đường: là những hành vi xâm hại về thể chất, tinh thần, danh dự, nhân phẩm của học sinh đối với học sinh khác xảy ra trong khuôn viên nhà trường.

2. Thực trạng:

Bạo lực học đường:

- Thường xuyên xảy ra ở các trường học với nhiều hình thức khác nhau như: đánh nhau, lăng mạ, sỉ nhục, tẩy chay,...

- Có xu hướng gia tăng về mức độ nghiêm trọng và lan rộng trên mạng xã hội.

3. Nguyên nhân:

Bạo lực học đường:

- Do ảnh hưởng từ môi trường gia đình, nhà trường và xã hội.

- Do bản thân học sinh chưa hoàn thiện về nhân cách, thiếu kỹ năng sống.

4. Hậu quả:

Bạo lực học đường:

- Gây tổn thương về cả thể chất và tinh thần cho nạn nhân.

- Gây ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường và sự phát triển của xã hội.

5. Giải pháp:

Để phòng chống bạo lực học đường:

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh.

- Tăng cường tuyên truyền về tác hại của bạo lực học đường.

- Có các biện pháp xử lý nghiêm minh đối với những học sinh có hành vi bạo lực.

Về lao động trẻ em:

1. Giải thích:

- Điều kiện để được sử dụng lao động trẻ em:

+ Người sử dụng lao động có phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng kể từ ngày cấp đến ngày giao kết hợp đồng lao động, trong đó không có án tích về hành vi xâm hại trẻ em;

+ Có Bản cam kết chưa từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xâm hại trẻ em.

+ Bên cạnh đó, nếu sử dụng người lao động chưa đủ 13 tuổi thì phải được sự đồng ý của cơ quan sau:

Đối với NSDLĐ là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính hoặc nơi có địa chỉ được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp…;

Đối với NSDLĐ là hộ gia đình, cá nhân: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đăng ký hộ khẩu thường trú/tạm trú.

2. Thực trạng:

Thực trạng sử dụng lao động trẻ em: (ở một số nơi, một số vụ việc đã xảy ra)

- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc có hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng của trẻ em.

- Đối xử tồi tệ, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân, bắt làm những việc trái đạo đức xã hội.

- Cưỡng ép lao động quá sức, quá thời gian quy định, làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại và những công việc trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ và dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm.

3. Nguyên nhân:

- Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhiều gia đình không đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho con em mình nên các em phải lao động sớm để kiếm thêm thu nhập, trang trải cho gia đình.

- Một số trẻ em không còn nơi nương tựa (bố mẹ ly hôn, mồ côi cha mẹ...); gia đình thiếu trách nhiệm với con cái; không quan tâm đến tình hình học tập của con, chỉ tập trung kiếm sống...

- Một số doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh sử dụng lao động trẻ em, trẻ vị thành niên vì muốn tiết kiệm chi phí sản xuất nên cố tình lách luật, làm sai luật.

4. Hậu quả:

- Tình trạng lao động trẻ em ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập, phát triển thể chất và tâm lý của trẻ em do tiếp xúc môi trường độc hại nguy hiểm.

- Ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất và tâm lý trẻ em, đồng thời cản trở việc các em tiếp cận giáo dục, từ đó tác động tiêu cực tới tương lai của chính trẻ em cũng như việc thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em, trực tiếp tác động tới nguồn nhân lực tương lai của đất nước.

5. Giải pháp:

- Đối với tình trạng sử dụng lao động trẻ em: cần có sự tham gia bền vững, sự liên kết của tất cả các đối tác trong xã hội, các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, công đoàn, các tổ chức xã hội, gia đình và cộng đồng; tăng cường vai trò giám sát của chính quyền địa phương đối với tình hình lao động trẻ em, tăng cường nhận thức về quyền lao động, quyền trẻ em đối với người dân.

+ Người sử dụng lao động phải hiểu rõ rằng sử dụng lao động trẻ em là phi đạo đức và bất hợp pháp...

III. Kết bài:

- Khẳng định lại tầm quan trọng của việc giải quyết hai vấn nạn bạo lực học đường và sử dụng lao động trẻ em.

- Kêu gọi mọi người chung tay góp sức để xây dựng một môi trường học tập và xã hội lành mạnh, an toàn cho trẻ em.

Lưu ý:

- Khi viết bài, cần trình bày theo bố cục rõ ràng, logic.

- Sử dụng các dẫn chứng cụ thể để tăng tính thuyết phục cho bài viết.

- Phân tích, đánh giá các vấn đề một cách khách quan, toàn diện.

- Đề xuất giải pháp phù hợp, khả thi.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Dàn ý bài dự thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em 2024?

Dàn ý bài dự thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em 2024? (Hình từ Internet)

Bạo lực học đường là gì?

Căn cứ khoản 5 Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.

Như vậy, bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.

Bạo lực học đường có thể có tác động nghiêm trọng đến nạn nhân. Nó có thể gây ra tổn thương thể chất, tinh thần, và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự về hành vi bạo lực học đường?

Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tuổi chiu trách nhiệm hình sự như sau:

Tuổi chiu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Như vậy, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được chia làm hai nhóm tuổi là nhóm từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi và nhóm trên 16 tuổi, với mỗi nhóm tuổi sẽ có quy định về trách nhiệm hình sự khác nhau. Tùy vào độ tuổi mà đối với người có hành vi bạo lực học đường có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không.

Trân trọng!

Hỏi đáp về Giáo dục
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hỏi đáp về Giáo dục
Hỏi đáp Pháp luật
Trường chuyên dạy các môn chuyên nào? Học sinh trường chuyên có học môn thể dục hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh cấp 3 đánh nhau sẽ bị kỷ luật như thế nào? Học sinh cấp 3 đánh nhau có bị xử phạt hành chính không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người thân của thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT có được tham gia công tác ra đề thi hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường tiểu học và trường trung học cơ sở được bố trí bao nhiêu phó hiệu trưởng?
Hỏi đáp Pháp luật
Không có bằng cấp 3 có học trung cấp được không? Hồ sơ đăng ký học trung cấp nghề gồm có những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tranh vẽ về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024? Hiện nay có các biện pháp nào phòng ngừa bạo lực học đường?
Hỏi đáp Pháp luật
Dàn ý bài dự thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn Cuộc thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đi thi thay người khác bị xử phạt như thế nào? Chủ tịch UBND các cấp có thẩm quyền xử phạt hành vi đi thi thay người khác hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo có đáp án năm học 2023-2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hỏi đáp về Giáo dục
Nguyễn Thị Hiền
12,877 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hỏi đáp về Giáo dục
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào