Đáp án Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển đảo Việt Nam kỳ 2 năm 2024?
Đáp án Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển đảo Việt Nam kỳ 2 năm 2024?
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển đảo Việt Nam kỳ 2 đang diễn ra từ 0h00 ngày 18/3/2024 đến 24h00 ngày 31/3/2024. Hiện tại, chưa có đáp án cuộc thi chính thức từ Ban Tuyên giáo tỉnh Hòa Bình.
Thí sinh tham gia cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển đảo Việt Nam có thể tham khảo đáp án cuộc thi kỳ 2 sau đây.
Câu 1: Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào?
A. Ngày 26/01/1999
B. Ngày 16/11/1994
C. Ngày 08/02/1995
D. Ngày 08/02/1994
Câu 2: Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố tiếp giáp với biển?
A. 27 tỉnh, thành phố
B. 26 tỉnh, thành phố
C. 29 tỉnh, thành phố
D. 28 tỉnh, thành phố
Câu 3: Quốc gia nào dưới đây đã xác lập chủ quyền phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế đối với Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?
A. Philippin
B. Trung Quốc
C. Việt Nam
D. Indonexia
Câu 4: Luật biển Việt Nam có bao nhiêu chương, điều?
A. 7 chương, 55 điều
B. 6 chương 13 điều
C. 9 chương 58 điều
D. 5 chương, 50 điều
Câu 5: Đảo Phú Quốc thuộc địa phận tỉnh nào?
A. Cà Mau
B. An Giang
C. Bà Rịa - Vũng Tàu
D. Kiên Giang
Câu 6: Thứ tự các Cửa biển Việt Nam theo hướng từ Bắc vào Nam?
A. Cửa Tư Hiền, Cửa Cam Ranh, Cửa Lò, Cửa Tùng, Cửa Nhật Lệ
B. Cửa Lò, Cửa Tùng, Cửa Nhật Lệ, Cửa Tư Hiền, Cửa Cam Ranh
C. Cửa Tùng, Cửa Lò, Cửa Nhật Lệ, Cửa Cam Ranh, Cửa Tư Hiền
D. Cửa Lò, Cửa Nhật Lệ, Cửa Tùng, Cửa Tư Hiền, Cửa Cam Ranh
Câu 7: Nghi lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được tổ chức ở đâu?
A. Biển Mỹ Khê
B. Đảo Lý Sơn
C. Cửa biển Sa Cần
D. Quần đảo Hoàng Sa
Câu 8: Theo Điều 11 Luật biển Việt Nam (2012), vùng biển thuộc quyền chủ quyền Việt Nam rộng bao nhiêu hải lý?
A. 12 hải lý
B. 14 hải lý
C. 13 hải lý
D. 11 hải lý
Câu 9: Tỉnh, thành phố nào sau đây không tiếp giáp với biển?
A. Hòa Bình
B. Quảng Bình
C. Hải Phòng
D. Quảng Ngãi
Lưu ý: Đáp án trên chỉ mang tính chất tham khảo, không phải đáp án cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển đảo Việt Nam chính thức.
Đáp án Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển đảo Việt Nam kỳ 2 năm 2024? (Hình từ Internet)
Thể lệ Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển đảo Việt Nam năm 2024?
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển đảo Việt Nam do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hòa Bình phát động, tổ chức với hình thức trực tuyến trên cả nước dành cho Công dân Việt Nam ở trong nước và người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam.
Căn cứ Kế hoạch số 93-KH/BTGTU hướng dẫn thể lệ Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển đảo Việt Nam cụ thể như sau:
- Hình thức dự thi: Thi trắc nghiệm theo kỳ bằng hình thức trực tuyến, mỗi kỳ sẽ có 09 câu hỏi trắc nghiệm và 01 câu dự đoán số lượt người trả lời.
- Thời gian đăng ký dự thi: từ ngày 04/3/2024 đến ngày 28/4/2024, chia làm 04 kỳ, mỗi kỳ 02 tuần:
+ Kỳ 1: Từ 8h00 ngày 04/3/2024 đến 24h00 ngày 17/3/2024.
+ Kỳ 2: Từ 0h00 ngày 18/3/2024 đến 24h00 ngày 31/3/2024.
+ Kỳ 3: Từ 0h00 ngày 01/4/2024 đến 24h00 ngày 14/4/2024.
+ Kỳ 4: Từ 0h00 ngày 15/4/2024 đến 24h00 ngày 28/4/2024.
Các hành vi nào bị cấm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam?
Căn cứ Điều 37 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định về các hành vi bị cấm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam như sau:
Quy định cấm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam
Khi thực hiện quyền tự do hàng hải, tự do hàng không trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, tổ chức, cá nhân không được tiến hành các hoạt động sau đây:
1. Đe dọa chủ quyền, quốc phòng, an ninh của Việt Nam;
2. Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, đánh bắt hải sản trái phép;
3. Khai thác trái phép dòng chảy, năng lượng gió và tài nguyên phi sinh vật khác;
4. Xây dựng, lắp đặt, sử dụng trái phép các thiết bị, công trình nhân tạo;
5. Khoan, đào trái phép;
6. Tiến hành nghiên cứu khoa học trái phép;
7. Gây ô nhiễm môi trường biển;
8. Cướp biển, cướp có vũ trang;
9. Các hoạt động bất hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
Như vậy, trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, tổ chức, cá nhân bị cấm thực hiện 09 hành vi sau đây:
[1] Đe dọa chủ quyền, quốc phòng, an ninh của Việt Nam;
[2] Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, đánh bắt hải sản trái phép;
[3] Khai thác trái phép dòng chảy, năng lượng gió và tài nguyên phi sinh vật khác;
[4] Xây dựng, lắp đặt, sử dụng trái phép các thiết bị, công trình nhân tạo;
[5] Khoan, đào trái phép;
[6] Tiến hành nghiên cứu khoa học trái phép;
[7] Gây ô nhiễm môi trường biển;
[8] Cướp biển, cướp có vũ trang;
[9] Các hoạt động bất hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?