Mẫu giấy ủy quyền cá nhân cho cá nhân mới nhất năm 2024?
Mẫu giấy ủy quyền cá nhân cho cá nhân mới nhất năm 2024?
Giấy ủy quyền là một văn bản pháp lý xác lập tư cách đại diện của người được ủy quyền. Trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền được đại diện, thay mặt cho mình thực hiện một hoặc một vài công việc trong phạm vi ủy quyền.
Giấy ủy quyền cá nhân cho cá nhân là được dùng phổ biến, thường dùng trong các trường hợp dưới đây:
- Ủy quyền thực hiện công việc có tính chuyên môn hóa cao.
- Ủy quyền để làm việc với bên thứ ba, cơ quan, tổ chức nhằm giải quyết vụ việc cụ thể được yêu cầu, đề nghị hoặc công việc có tính chất bắt buộc.
- Ủy quyền để đàm phán, giao kết hợp đồng.
- Các trường hợp khác...
Dưới đây là chi tiết Mẫu giấy ủy quyền cá nhân cho cá nhân mới nhất năm 2024 có thể tham khảo:
Hướng dẫn cách ghi:
Chỗ trống số (1): Ghi rõ thông tin về người ủy quyền và người được ủy quyền gồm: Họ và tên, năm sinh, số CMND/hộ chiếu/CCCD, cơ quan cấp, ngày tháng năm cấp kèm địa chỉ liên hệ.
Chỗ trống số (2): Những căn cứ pháp lý liên quan đến nội dung của công việc được đề cập đến trong giấy ủy quyền.
Chỗ trống số (3): Mục này ghi rõ nội dung cũng như phạm vi ủy quyền.
Chỗ trống số (4): Nếu Giấy ủy quyền có thù lao thì ghi rõ số tiền thù lao.
Tải về Mẫu giấy ủy quyền cá nhân cho cá nhân mới nhất năm 2024: Tại đây.
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo.
Mẫu giấy ủy quyền cá nhân cho cá nhân mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Bên ủy quyền có các quyền và nghĩa vụ nào?
Căn cứ theo Điều 567 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên ủy quyền như sau:
Nghĩa vụ của bên ủy quyền
1. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc.
2. Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.
3. Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.
Căn cứ theo Điều 568 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của bên ủy quyền như sau:
Quyền của bên ủy quyền
1. Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền.
2. Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 565 của Bộ luật này.
Theo đó, bên ủy quyền có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
(1) Quyền của bên ủy quyền:
- Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền.
- Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ theo quy định.
(2) Nghĩa vụ của bên ủy quyền:
- Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc.
- Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.
- Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.
Nghĩa vụ của bên được ủy quyền là các nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 565 Bộ luật Dân sự 2015, nghĩa vụ của bên được ủy quyền gồm có:
- Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.
- Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.
- Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.
- Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.
- Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
- Bồi thường thiệt hại do có hành vi vi phạm nghĩa vụ.
Bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt ủy quyền có phải báo trước không?
Căn cứ theo Điều 569 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền
1. Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
2. Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.
Theo quy định này, bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt ủy quyền phải thực hiện nghĩa vụ báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý nếu việc ủy quyền không có thù lao.
Trường hợp ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào không phải báo trước cho bên ủy quyền biết nhưng phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?