Mẫu giấy ủy quyền nuôi con cho ông bà mới nhất hiện nay?
- Mẫu giấy ủy quyền nuôi con cho ông bà mới nhất hiện nay?
- Giấy ủy quyền nuôi con cho ông bà có cần công chứng chứng thực không?
- Khi nào ông bà được làm người giám hộ của cháu?
- Khi nào nghĩa vụ cấp dưỡng của ông bà đối với cháu sẽ chấm dứt?
- Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp nào?
Mẫu giấy ủy quyền nuôi con cho ông bà mới nhất hiện nay?
Anh/chị có thể tham khảo mẫu giấy ủy quyền nuôi con cho ông bà sau đây:
Xem chi tiết mẫu giấy ủy quyền nuôi con cho ông bà tại đây.
Giấy ủy quyền nuôi con cho ông bà có cần công chứng chứng thực không?
Việc ủy quyền nuôi con có thể hiểu là giao dịch dân sự. Theo quy định của pháp luật hiện hành, pháp luật không quy định cụ thể về hình thức của giấy ủy quyền nuôi con. Giấy ủy quyền này có thể được lập thành văn bản, bằng miệng.
Nếu giấy ủy quyền được lập thành văn bản, giấy ủy quyền nuôi con cho ông bà không bắt buộc phải công chứng chứng thực mà chỉ cần có chữ ký của người ủy quyền và người được ủy quyền. Việc có công chứng hoặc chứng thực giấy ủy quyền nuôi con là tùy thuộc vào nhu cầu của người ủy quyền.
Tuy nhiên nếu người ủy quyền muốn giấy ủy quyền có giá trị pháp lý cao hơn, có thể thực hiện công chứng hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc văn phòng công chứng.
Mẫu giấy ủy quyền nuôi con cho ông bà mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Khi nào ông bà được làm người giám hộ của cháu?
Tại Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu như sau:
Quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu
1. Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.
2. Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại; trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Tại Điều 52 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên như sau:
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:
1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
Tại Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định người được giám hộ như sau:
Người được giám hộ
1. Người được giám hộ bao gồm:
a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
c) Người mất năng lực hành vi dân sự;
d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
...
Như vậy, ông bà được làm người giám hộ của cháu trong các trường hợp sau:
- Cháu chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có anh, chị, em;
- Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
Cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
Khi nào nghĩa vụ cấp dưỡng của ông bà đối với cháu sẽ chấm dứt?
Tại Điều 118 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của ông bà đối với cháu sẽ chấm dứt trong 06 trường hợp sau:
(1) Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
(2) Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
(3) Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
(4) Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
(5) Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
(6) Trường hợp khác theo quy định của luật.
Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp nào?
Tại Điều 113 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu như sau:
Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu
1. Ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người cấp dưỡng theo quy định tại Điều 112 của Luật này.
2. Cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà nội, ông bà ngoại trong trường hợp ông bà không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật này.
Như vậy, ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp:
- Cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động;
- Không có tài sản để tự nuôi mình;
- Không có người cấp dưỡng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?