Mẫu 01/ĐK-GD tờ khai đăng ký sử dụng phương thức giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH 2024?
Mẫu 01/ĐK-GD tờ khai đăng ký sử dụng phương thức giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH 2024?
Mẫu tờ khai đăng ký sử dụng phương thức giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là Mẫu số 01/ĐK-GD ban hành kèm theo Quyết định 838/QĐ-BHXH năm 2017, mẫu có dạng như sau:
Mẫu 01/ĐK-GD tờ khai đăng ký sử dụng phương thức giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH 2024 Tại đây
Mẫu 01/ĐK-GD tờ khai đăng ký sử dụng phương thức giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH 2024? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn thực hiện đăng ký sử dụng phương thức giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH 2024?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Quyết định 838/QĐ-BHXH năm 2017 quy định như sau:
Đăng ký qua Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam
1. Đăng ký sử dụng phương thức giao dịch điện tử
a) Tổ chức, cá nhân
- Truy cập Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam để kê khai và gửi Tờ khai đăng ký sử dụng phương thức giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH (mẫu số 01/ĐK-GD) hoặc gửi bản giấy tới cơ quan BHXH;
- Trường hợp cá nhân chưa có chữ ký số đăng ký sử dụng phương thức giao dịch điện tử để hưởng các chế độ BHXH phải đến cơ quan BHXH để đăng ký, đối chiếu thông tin theo hướng dẫn của cơ quan BHXH.
b) Cơ quan BHXH, Hệ thống quản lý thông tin tiếp nhận Tờ khai, kiểm tra các thông tin kê khai
- Trường hợp đủ điều kiện, trong thời hạn 03 ngày, cấp và kích hoạt tài khoản giao dịch BHXH điện tử của tổ chức, cá nhân và gửi thông báo qua địa chỉ thư điện tử;
- Trường hợp không đủ điều kiện, gửi thông báo (mẫu số 01/TB-GDĐT) vào địa chỉ thư điện tử của tổ chức, cá nhân.
...
Như vậy, việc đăng ký sử dụng phương thức giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội thực hiện theo các bước như sau:
Đối với tổ chức, cá nhân
Bước 1: Truy cập Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam để kê khai hoặc gửi Tờ khai đăng ký sử dụng phương thức giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH hoặc gửi bản giấy tới cơ quan BHXH.
Mẫu tờ khai đăng ký sử dụng phương thức giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội theo Mẫu số 01/ĐK-GD ban hành kèm theo Quyết định 838/QĐ-BHXH năm 2017
Lưu ý: Trường hợp cá nhân chưa có chữ ký số đăng ký sử dụng phương thức giao dịch điện tử để hưởng các chế độ BHXH phải đến cơ quan BHXH để đăng ký, đối chiếu thông tin theo hướng dẫn của cơ quan BHXH.
Bước 2: Cơ quan BHXH, Hệ thống quản lý thông tin tiếp nhận Tờ khai, kiểm tra các thông tin kê khai:
- Trường hợp đủ điều kiện, trong thời hạn 03 ngày, cấp và kích hoạt tài khoản giao dịch BHXH điện tử của tổ chức, cá nhân và gửi thông báo qua địa chỉ thư điện tử;
- Trường hợp không đủ điều kiện, gửi thông báo (mẫu số 01/TB-GDĐT Tại đây) vào địa chỉ thư điện tử của tổ chức, cá nhân.
Nhiệm vụ của Trung tâm dịch vụ việc làm về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 19 Quyết định 838/QĐ-BHXH năm 2017 quy định như sau:
Nhiệm vụ của Trung tâm dịch vụ việc làm
1. Cung cấp danh sách các quyết định BHTN (hưởng mới, tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt, hủy hưởng, bảo lưu thời gian đóng BHTN; hỗ trợ học nghề, chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp) theo quy định; danh sách các đối tượng không đến khai báo việc làm hằng tháng, đối tượng đăng ký học nghề và tư vấn giới thiệu việc làm, đối tượng đến đăng ký bảo lưu BHTN, không nhận quyết định, bằng phương tiện điện tử cho cơ quan BHXH qua Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN.
2. Nhận các thông báo: Thông báo xác nhận nộp hồ sơ điện tử của cơ quan BHXH (mẫu số 02/TB-GDĐT); Thông báo giải quyết hồ sơ giao dịch điện tử và trả kết quả (mẫu số 03/TB-GDĐT); Thông báo về việc người lao động không đến hưởng trợ cấp thất nghiệp; các trường hợp hưởng BHTN không đúng quy định do cơ quan BHXH chuyển đến; tiến hành kiểm tra, rà soát, đối chiếu, thực hiện điều chỉnh hưởng (nếu có) đối với các trường hợp hưởng không đúng và chuyển danh sách điện tử các quyết định điều chỉnh hưởng BHTN đến cơ quan BHXH tỉnh.
Như vậy, Trung tâm dịch vụ việc làm có nhiệm vụ như sau:
- Cung cấp danh sách các quyết định BHTN (hưởng mới, tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt, hủy hưởng, bảo lưu thời gian đóng BHTN;
+ Hỗ trợ học nghề, chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp) theo quy định;
+ Danh sách các đối tượng không đến khai báo việc làm hằng tháng, đối tượng đăng ký học nghề và tư vấn giới thiệu việc làm, đối tượng đến đăng ký bảo lưu BHTN, không nhận quyết định, bằng phương tiện điện tử cho cơ quan BHXH qua Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN.
- Nhận các thông báo: Thông báo xác nhận nộp hồ sơ điện tử của cơ quan BHXH;
+ Thông báo giải quyết hồ sơ giao dịch điện tử và trả kết quả;
+ Thông báo về việc người lao động không đến hưởng trợ cấp thất nghiệp; các trường hợp hưởng BHTN không đúng quy định do cơ quan BHXH chuyển đến;
+ Tiến hành kiểm tra, rà soát, đối chiếu, thực hiện điều chỉnh hưởng (nếu có) đối với các trường hợp hưởng không đúng và chuyển danh sách điện tử các quyết định điều chỉnh hưởng BHTN đến cơ quan BHXH tỉnh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?