Công chứng là gì? Những giao dịch nào bắt buộc công chứng?
Công chứng là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
...
Theo quy định trên, công chứng là hoạt động do công chứng viên thực hiện nhằm chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các giao dịch, hợp đồng, văn bản theo quy định của pháp luật.
Một số loại giao dịch bắt buộc công chứng theo quy định của pháp luật thì thực hiện công chứng. Ngoài ra, các bên cũng có thể tự nguyện yêu cầu công chứng đối với các giao dịch khác theo nhu cầu.
Công chứng là gì? Những giao dịch nào bắt buộc công chứng? (Hình từ Internet)
Những giao dịch nào bắt buộc công chứng?
Dưới đây là một số giao dịch bắt buộc phải công chứng thường gặp trên thực tế:
Căn cứ Điều 122 Luật Nhà ở 2014 quy định công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở:
Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở
1. Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.
...
Căn cứ khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất:
Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
...
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
...
Căn cứ khoản 3 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chức hợp pháp:
Di chúc hợp pháp
...
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
...
Căn cứ khoản 5 Điều 647 Bộ luật Dân sự 2015 quy định công bố di chúc:
Công bố di chúc
...
5. Trường hợp di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì bản di chúc đó phải được dịch ra tiếng Việt và phải có công chứng hoặc chứng thực.
Căn cứ khoản 2 Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015 quy định ngươi giám hộ:
Người giám hộ
...
2. Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
...
Theo đó, những giao dịch sau bắt buộc công chứng:
[1] Hợp đồng mua bán nhà ở;
[2] Hợp đồng tặng cho nhà ở;
[3] Hợp đồng đổi nhà ở;
[4] Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở;
[5] Hợp đồng thế chấp nhà ở;
[6] Văn bản thừa kế nhà ở;
[7] Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
[8] Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất;
[9] Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất;
[10] Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất;
[11] Hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất;
[12] Hợp đồng cho thuê lại quyền sử dụng đất;
[13] Văn bản thừa kế về quyền sử dụng đất
[14] Văn bản lựa chọn người giám hộ;
[15] Di chúc của người bị hạn chế về thể chất;
[16] Di chúc của người không biết chữ;
[17] Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài
Lưu ý: Nội dung bài viết chỉ liệt kê những giao dịch bắt buộc phải công chứng thường gặp trên thực tế. Ngoài những trường hợp bắt buộc phải công chứng, các bên vẫn có thể tiến hành công chứng theo nhu cầu.
Mức thu phí công chứng hợp đồng không theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định mức thu phí công chứng hợp đồng không theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng như sau:
- Công chứng hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp: 40.000đ/trường hợp
- Công chứng hợp đồng bảo lãnh: 100.000đ/trường hợp
- Công chứng hợp đồng ủy quyền: 50.000đ/trường hợp
- Công chứng giấy ủy quyền: 20.000đ/trường hợp
- Công chứng việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch: 40.000đ/trường hợp
- Công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch: 25.000đ/trường hợp
- Công chứng di chúc: 50.000đ/trường hợp
- Công chứng văn bản từ chối nhận di sản: 20.000đ/trường hợp
- Các công việc công chứng hợp đồng, giao dịch khác: 40.000đ/trường hợp
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?