Mã vùng sinh sống K1, K2, K3 là gì? Mã cơ sở KCB trên thẻ BHYT có bao nhiêu ký tự?
Mã vùng sinh sống K1, K2, K3 là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Quyết định 1351/QĐ-BHXH năm 2015 quy định về mã nơi đối tượng sinh sống như sau:
Mã nơi đối tượng sinh sống
Mã nơi đối tượng sinh sống, gồm 02 ký tự ký hiệu vừa bằng chữ vừa bằng số, cụ thể:
1. Ký hiệu K1: là mã nơi người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT, đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định của pháp luật.
2. Ký hiệu K2: là mã nơi người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT, đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
3. Ký hiệu K3: là mã nơi người tham gia BHYT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo theo quy định của pháp luật.
4. Đối tượng có ký hiệu là QN, CA, CY đang công tác hoặc cư trú (thường trú hoặc tạm trú) thường xuyên tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, hoặc công tác, cư trú tại xã đảo, huyện đảo, được ghi mã nơi đối tượng sinh sống tương ứng với ký hiệu K1, K2, K3 quy định tại các Khoản 1, 2 và Khoản 3, Điều này.
Những thẻ BHYT có mã nơi đối tượng sinh sống (ký hiệu: K1, K2, K3) khi tự đi KCB không đúng tuyến, được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương (không cần giấy chuyển tuyến KCB).
Như vậy, có thể hiểu, mã vùng sinh sống K1, K2, K3 chính là mã nơi đối tượng sinh sống được thể hiện trên thẻ BHYT. Mã vùng sinh sống K1, K2, K3 được giải thích như sau:
- Mã vùng sinh sống K1: Là mã nơi người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT, đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
- Mã vùng sinh sống K2: Là mã nơi người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT, đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Đối với các thẻ BHYT có mã vùng sinh sống K1, K2, K3 thì khi tự đi KCB không đúng tuyến sẽ được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB đối với bệnh viện tuyến huyện và điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương.
Mã vùng sinh sống K1, K2, K3 là gì? Mã cơ sở KCB trên thẻ BHYT có bao nhiêu ký tự? (Hình từ Internet)
Mã cơ sở KCB trên thẻ BHYT có bao nhiêu ký tự?
Theo quy định tại Điều 3 Quyết định 1351/QĐ-BHXH năm 2015 quy định về mã cơ sở KCB BHYT như sau:
Mã cơ sở KCB BHYT
Mã cơ sở KCB BHYT do người tham gia BHYT đăng ký: gồm 05 ký tự bằng số, được in sau tên cơ sở KCB ban đầu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp:
1. Hai ký tự đầu: được ký hiệu bằng số (từ 01 đến 99) là mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi cơ sở KCB ban đầu đóng trụ sở (lấy theo mã tỉnh, thành phố ban hành kèm theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg và Công văn số 628/TCTK-PPCĐ).
2. Ba ký tự cuối: được ký hiệu bằng số (từ 001 đến 999) hoặc bằng tổ hợp giữa số và chữ, là số thứ tự cơ sở KCB BHYT.
Theo đó, mã cơ sở KCB trên thẻ BHYT có 05 ký tự bằng số, cụ thể:
- 2 ký tự đầu: Được ký hiệu bằng số (từ 01 đến 99) là mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi cơ sở KCB ban đầu đóng trụ sở.
- 3 ký tự cuối: Được ký hiệu bằng số (từ 001 đến 999) hoặc bằng tổ hợp giữa số và chữ, là số thứ tự cơ sở KCB bảo hiểm y tế.
Mã đối tượng trên thẻ BHYT của người lao động được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 1351/QĐ-BHXH năm 2015, cấu trúc mã thẻ bảo hiểm y tế đối với người lao động gồm 15 ký tự, được chia thành 04 ô. Theo đó, mã đối tượng trên thẻ BHYT của người lao động đóng được quy định như sau:
- DN: Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Đầu tư 2020.
- HX: Người lao động làm việc trong các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2023.
- CH: Người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức xã hội khác.
- NN: Người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên tham gia có quy định khác.
- TK: Người lao động làm việc trong các tổ chức khác có sử dụng lao động được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
- HC: Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
- XK: Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?