Cách tính năm nhuận theo lịch Âm và lịch Dương? Tổng hợp các năm nhuận từ 2023 tới 2050?
Cách tính năm nhuận theo lịch Âm và lịch Dương? Tổng hợp các năm nhuận từ 2023 tới 2050?
Tham khảo cách tính năm nhuận theo lịch Âm và lịch Dương như sau:
[1] Tính năm nhuận theo lịch Âm
Cách tính năm nhuận theo Âm lịch, lấy số năm đó chia cho 19:
Nếu chia hết hoặc số dư là 1 trong các số 3, 6, 9, 11, 14,17 => Năm đó là năm nhuận.
Nếu không chia hết và số dư là các số khác ngoài sáu số kể trên => Năm đó là năm thường.
Ví dụ năm 2020, chúng ta có 2020 chia cho 19 được kết quả là 106 dư 6, vậy năm 2020 là năm nhuận trong Âm lịch.
[2] Tính năm nhuận theo lịch Dương
Để tính theo năm nhuận theo lịch Dương, có 1 cách cực kỳ đơn giản là lấy số năm chia cho 4. Nếu phép tính chia hết, năm đó là năm nhuận, còn nếu năm đó không chia hết cho 4 thì đấy là năm thường. Ví dụ:
2004 chia hết được cho 4 => Năm 2004 là năm nhuận.
2022 không chia hết được cho 4 => Năm 2022 là năm thường.
Trong trường hợp những năm có hai số 0 ở cuối (những năm tròn thế kỷ), để xác định năm đó có phải lấy số năm đó chia cho 400. Nếu chia hết thì là năm nhuận, không chia hết là năm thường. Ví dụ:
2000 chia hết cho 400 => Năm 2000 là năm nhuận
1900 không chia hết cho 400 => Năm 1900 là năm thường
Dựa theo cách xác định nêu trên thì các năm nhuận tính từ 2023 - 2025 như sau:
- Các năm nhuận từ 2023 - 2050 theo Dương lịch
Theo lịch Dương, từ 2023 đến 2050 sẽ có tất cả 7 năm nhuận, bao gồm: 2024 - 2028 - 2032 - 2036 - 2040 - 2044 - 2048.
- Các năm nhuận từ 2023 - 2050 theo Âm lịch
Trong lịch Âm, có tổng cộng 11 năm nhuận tính từ 2023 tới 2050. Đó là các năm: 2023 - 2025 - 2028 - 2031 - 2036 - 2039 - 2042 - 2044 - 2047 - 2050.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Cách tính năm nhuận theo lịch Âm và lịch Dương? Tổng hợp các năm nhuận từ 2023 tới 2050? (Hình từ Internet)
Trong năm nhuận 2024, người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết nào?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết cụ thể như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
...
Theo đó, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương những ngày lễ, tết năm Nhuận 2024 bao gồm:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Trường hợp nếu doanh nghiệp cho người lao động nghỉ thêm và trả nguyên lương thì người lao động sẽ được hưởng thêm lương ngày đó.
Ngoài ra, đối với người lao động nước ngoài còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Năm nhuận 2024, thời giờ làm việc của người chưa thành niên được quy định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 146 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Thời giờ làm việc của người chưa thành niên
1. Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
2. Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Như vậy, khi thuê người lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động cần đảm bảo thời gian làm việc của đối tượng này, cụ thể như sau:
- Người chưa đủ 15 tuổi: không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi: không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần và có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Thư gửi thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm 2024?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại tỉnh Đồng Tháp từ ngày 11/11/2024?
- Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng có phải là căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương?
- Từ 1/1/2025, được hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần trong trường hợp nào?
- Trình tự, thủ tục thành lập khu kinh tế như thế nào?