Đáp ứng điều kiện nào để được bổ nhiệm làm Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước?
Đáp ứng điều kiện nào để được bổ nhiệm làm Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước?
Căn cứ Điều 101 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về các điều kiện, tiêu chuẩn của Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện của Giám đốc, Tổng giám đốc
1. Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
2. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty.
3. Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty; Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; Kiểm soát viên công ty.
4. Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc tại công ty hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác.
5. Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.
6. Tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
Như vậy, giám đốc doanh nghiệp Nhà nước cần đáp ứng các điều kiện sau đây thì mới đủ điều kiện được bổ nhiệm, cụ thể bao gồm:
- Không thuộc đối tượng không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam;
- Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước.
- Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên công ty.
- Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc tại công ty hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác.
- Không kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.
- Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Đáp ứng điều kiện nào để được bổ nhiệm làm Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước? (Hình từ Internet)
Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước sẽ bị miễn nhiệm trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 102 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về miễn nhiệm giám đốc doanh nghiệp Nhà nước như sau:
Miễn nhiệm, cách chức đối với Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty, Kế toán trưởng
1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc bị miễn nhiệm trong trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 101 của Luật này;
b) Có đơn xin nghỉ việc.
Như vậy, giám đốc doanh nghiệp Nhà nước sẽ bị miễn nhiệm nếu không còn đủ điều kiện, tiêu chuẩn làm giám đốc theo quy định. Ngoài ra, trong trường hợp giám đốc doanh nghiệp Nhà nước có đơn xin nghỉ việc thì cũng bị miễn nhiệm.
Ngoài ra, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm giám đốc Doanh nghiệp nhà nước, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty xem xét, quyết định tuyển chọn, bổ nhiệm người khác thay thế.
Doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ phải thực hiện công bố thông tin định kỳ những thông tin nào?
Căn cứ Điều 23 Nghị định 47/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi Điều 13 Nghị định 16/2023/NĐ-CP quy định về các thông tin công bố định kỳ đối với Doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ như sau:
Các thông tin công bố định kỳ.
1. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải định kỳ công bố các thông tin sau đây:
a) Thông tin cơ bản về doanh nghiệp và Điều lệ công ty;
b) Mục tiêu tổng quát, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch kinh doanh hằng năm đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt theo nội dung quy định tại Biểu số 2 Phụ lục II kèm theo Nghị định này; thời hạn công bố trước ngày 31 tháng 3 của năm thực hiện;
c) Báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm theo nội dung quy định tại Biểu số 3 Phụ lục II kèm theo Nghị định này; thời hạn công bố trước ngày 30 tháng 6 của năm liền sau năm thực hiện;
d) Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ công ích được giao theo kế hoạch hoặc đấu thầu (nếu có) và trách nhiệm xã hội khác theo nội dung quy định tại Biểu số 4 Phụ lục II kèm theo Nghị định này; thời hạn công bố trước ngày 30 tháng 6 của năm liền sau năm thực hiện;
đ) Báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức 06 tháng của doanh nghiệp theo nội dung quy định tại Biểu số 5 Phụ lục II kèm theo Nghị định này; thời hạn công bố trước ngày 31 tháng 7 hằng năm;
e) Báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức hằng năm của doanh nghiệp theo nội dung quy định tại Biểu số 6 Phụ lục II kèm theo Nghị định này; thời hạn công bố trước ngày 30 tháng 6 của năm liền sau năm thực hiện;
g) Báo cáo và tóm tắt báo cáo tài chính giữa năm, bao gồm báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất (nếu có); việc công bố phải thực hiện trước ngày 31 tháng 7 hằng năm;
h) Báo cáo và tóm tắt báo cáo tài chính hằng năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập, bao gồm báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất (nếu có) theo quy định pháp luật về kế toán doanh nghiệp; thời hạn công bố trong vòng 150 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thực hiện công bố thông tin theo quy định tại điểm a, c, đ, e, h khoản 1 Điều này.
Như vậy, Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thực hiện công bố thông tin sau:
- Thông tin cơ bản về doanh nghiệp và Điều lệ công ty;
- Trước ngày 30/6 năm liền sau năm thực hiện:
+ Công bố Báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm;
+ Công bố Báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức hằng năm của doanh nghiệp.
- Trước ngày 31/7 hằng năm, công bố Báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức 06 tháng của doanh nghiệp;
- Trong vòng 150 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, công bố Báo cáo và tóm tắt báo cáo tài chính hằng năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập, bao gồm báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?