Quyền dân sự là gì? Quyền dân sự bao gồm những quyền nào?
Quyền dân sự là gì? Quyền dân sự bao gồm những quyền nào?
Quyền dân sự là những quyền và lợi ích cơ bản mà con người được hưởng do pháp luật công nhận và bảo vệ. Quyền dân sự là những quyền cơ bản của con người, là điều kiện để con người phát triển toàn diện.
Quyền dân sự bao gồm các quyền sau:
[1] Quyền nhân thân
- Quyền được sống
- Quyền được tự do cá nhân
- Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
- Quyền được tự do ngôn luận, báo chí, thông tin
- Quyền được tự do đi lại, cư trú
- Quyền được kết hôn, gia đình
- Quyền được học tập
[2] Quyền tài sản
- Quyền sở hữu
- Quyền thừa kế
- Quyền kinh doanh
- Quyền được hưởng thành quả lao động
[3] Quyền bình đẳng
- Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật
- Không ai được phân biệt đối xử vì lý do dân tộc, chủng tộc, giới tính, tôn giáo, tín ngưỡng, địa vị xã hội,...
[4] Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
- Mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
- Không ai được cưỡng ép theo hoặc bỏ một tôn giáo nào
[5] Quyền được tố cáo, khiếu nại, kiện cáo:
- Mọi người đều có quyền tố cáo, khiếu nại, kiện cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật
- Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ
Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Quyền dân sự là gì? Quyền dân sự bao gồm những quyền nào? (Hình từ Internet)
Quyền dân sự được bảo vệ theo các phương thức nào?
Căn cứ Điều 11 Bộ luật Dân sự 2015 quy định khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện các phương thức bảo vệ quyền dân sự như sau:
- Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
- Buộc xin lỗi, cải chính công khai.
- Buộc thực hiện nghĩa vụ.
- Buộc bồi thường thiệt hại.
- Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
- Yêu cầu khác theo quy định của luật.
Quyền dân sự được bảo vệ thông qua cơ quan có thẩm quyền như thế nào?
Căn cứ Điêu 14 Bộ luật Dân sự 2015 quy định bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền:
Bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền
1. Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân.
Trường hợp quyền dân sự bị xâm phạm hoặc có tranh chấp thì việc bảo vệ quyền được thực hiện theo pháp luật tố tụng tại Tòa án hoặc trọng tài.
Việc bảo vệ quyền dân sự theo thủ tục hành chính được thực hiện trong trường hợp luật quy định. Quyết định giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính có thể được xem xét lại tại Tòa án.
2. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Bộ luật này được áp dụng.
Theo đó, quyền dân sự được bảo vệ thông qua cơ quan có thẩm quyền như sau:
(1) Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân.
(2) Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trường hợp chưa có điều luật để áp dụng để giải quyết vụ, việc dân sự thì áp dụng tập quán hoặc áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết. Cụ thể như sau:
- Áp dụng tập quán để giải quyết nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự như sau:
+ Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
+ Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
+ Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
+ Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
+ Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
- Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?