Hướng dẫn điền Mẫu đơn yêu cầu giám định thương tích chi tiết, chuẩn xác 2024?
Hướng dẫn điền Mẫu đơn yêu cầu giám định thương tích chi tiết, chuẩn xác 2024?
Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về Mẫu đơn yêu cầu giám định thương tích, tuy nhiên có thể tham khảo mẫu đơn dưới đây:
Tải Mẫu đơn yêu cầu giám định thương tích chi tiết, chuẩn xác 2024 Tại đây
Hướng dẫn điền Mẫu đơn yêu cầu giám định thương tích chi tiết, chuẩn xác 2024 như sau:
Phần Kính gửi:
- Tòa án nhân dân [tên tỉnh/thành phố] hoặc [tên quận/huyện] (nếu vụ án đang được xét xử tại tòa án)
- Viện kiểm sát nhân dân [tên tỉnh/thành phố] hoặc [tên quận/huyện] (nếu vụ án đang trong giai đoạn điều tra)
- Cơ quan điều tra [tên cơ quan] (nếu vụ án đang trong giai đoạn điều tra)
Lý do lựa chọn:
Theo quy định của pháp luật tố tụng, người có quyền yêu cầu giám định sẽ đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Do đó, phần "Kính gửi" cần lựa chọn cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền để đề nghị, bao gồm tòa án, viện kiểm sát hoặc cơ quan điều tra.
Mục 1: Tên cá nhân/tổ chức:
- Ghi rõ họ tên đầy đủ của cá nhân yêu cầu giám định.
- Nếu là tổ chức, ghi tên đầy đủ của tổ chức.
Mục 2: Số CCCD/mã số tổ chức:
- Điền số CCCD/CMND/hộ chiếu của cá nhân.
- Nếu là tổ chức, ghi mã số tổ chức.
- Ghi rõ ngày cấp và nơi cấp của giấy tờ tùy thân.
Mục 3: Địa chỉ:
- Ghi rõ địa chỉ liên lạc của người yêu cầu giám định.
- Nên ghi cả số điện thoại để thuận tiện liên lạc.
Mục 4: Lý do đề nghị giám định thương tích:
- Nêu rõ lý do yêu cầu giám định thương tích, ví dụ:
- Để phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp dân sự.
- Để phục vụ cho việc điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Để phục vụ cho việc hưởng chế độ bảo hiểm.
- Nêu rõ vụ việc, vụ án liên quan (nếu có).
Mục 5: Nội dung yêu cầu giám định:
- Nêu rõ đối tượng cần giám định (ví dụ: bản thân, người khác).
- Nêu rõ nội dung yêu cầu giám định, ví dụ:
+ Mức độ tổn thương cơ thể.
+ Nguyên nhân gây thương tích.
+ Hậu quả của thương tích.
+ Nêu rõ mục đích yêu cầu giám định (ví dụ: để yêu cầu bồi thường thiệt hại, để hưởng chế độ bảo hiểm).
Mục 6: Thời gian và tình hình điều trị thương tích:
- Nêu rõ thời gian bị thương tích.
- Nêu rõ thời gian điều trị, nơi điều trị thương tích.
- Mô tả tình hình thương tích hiện tại.
Mục 7: Phương pháp tiến hành điều trị thương tích:
- Nêu rõ cách thức, phương pháp điều trị thương tích đã được áp dụng (ví dụ: điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa).
Mục 8: Hồ sơ/ tài liệu kèm theo:
- Nêu rõ tên các hồ sơ, tài liệu đính kèm đơn, ví dụ:
+ Hồ sơ bệnh án, hồ sơ y tế liên quan đến thương tích cần giám định.
+ Biên bản xem xét dấu vết thân thể.
+ Ảnh chụp thương tích, ảnh chụp hiện trường.
Lưu ý:
- Nên điền đơn đề nghị giám định một cách cẩn thận, rõ ràng và chính xác.
- Ký tên và ghi rõ ngày tháng năm vào đơn đề nghị giám định.
- Nộp đơn đề nghị giám định trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến cơ quan giám định có thẩm quyền.
Hướng dẫn điền Mẫu đơn yêu cầu giám định thương tích chi tiết, chuẩn xác 2024? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào được yêu cầu giám định thương tích trong vụ án hình sự?
Căn cứ Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định:
Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định
Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:
1. Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;
2. Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
3. Nguyên nhân chết người;
4. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
5. Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;
6. Mức độ ô nhiễm môi trường.
Như vậy, các trường hợp bắt buộc trưng cầu giám định. Trong đó có 1 số trường hợp liên quan đến giám định thương tích bao gồm:
- Giám định nguyên nhân chết người;
- Giám định tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
Bị hại có được từ chối giám định thương tích hay không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về bị hại, theo đó bị hại có nghĩa vụ như :
Bị hại
...
4. Bị hại có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải;
b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Áp giải, dẫn giải
...
2. Dẫn giải có thể áp dụng đối với:
a) Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
b) Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
c) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
Như vậy, bị hại có nghĩa vụ phải chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Nếu họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì sẽ bị dẫn giải.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Thời gian sử dụng điện trong ngày được phân loại theo giờ như thế nào?
- AFTA là tên viết tắt của tổ chức nào? Việt Nam tham gia AFTA vào năm nào?
- 05 bước làm sạch dữ liệu để cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp HTX 2024?
- 01 năm bao nhiêu cái Tết? Tết Nguyên đán có phải là Tết lớn nhất của người Việt không?