Sự khác biệt giữa phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết là gì?
Sự khác biệt giữa phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết là gì?
Để phân biệt giữa hành vi phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết gồm 06 tiêu chí cơ bản như sau, bao gồm:
Tiêu chí | Phòng vệ chính đáng | Tình thế cấp thiết |
Cơ sở pháp lý | Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 | Điều 23 Bộ luật Hình sự 2015 |
Nguồn tác động dẫn đến hành vi | Gồm những hành vi nguy hiểm của con người xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân, Nhà nước, của tập thể, tổ chức khác… | - Do hành vi của con người gây ra hoặc do thiên tai, do súc vật, do sự cố kỹ thuật,… gây ra. |
Đối tượng và mục đích của hành vi | - Người phòng vệ chính đáng gây ra thiệt hại cần thiết cho chính người đang có hành vi xâm phạm lợi ích hợp pháp chứ không gây thiệt hại cho người khác. - Việc phòng vệ nhằm loại trừ được hành vi xâm phạm, bảo vệ được lợi ích hợp pháp | - Đối tượng bị hành vi khắc phục tình trạng nguy hiểm thiệt hại là một lợi ích. - Không được gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe người khác để khắc phục tình trạng nguy hiểm trong tình thế cấp thiết. |
Phương thức thực hiện | Chống trả lại một cách cần thiết đối với người đang có hành vi xâm phạm | Gây ra một thiệt hại khác nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa từ nguồn nguy hiểm. |
Thiệt hại xảy ra | - Người phòng vệ chính đáng được gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm phạm đến lợi ích hợp pháp ở mức độ cần thiết - Mức độ thiệt hại có thể là ngang bằng hoặc lớn hơn so với thiệt hại do hành vi tấn công gây ra miễn là cần thiết để loại trừ hành vi tấn công chứ không quá mức, quá đáng. | Mức độ thiệt hại do người thực hiện hành vi trong tình thế cấp thiết gây ra bắt buộc phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. |
Ưu tiên lựa chọn thực hiện hành vi | Không bắt buộc là lựa chọn cuối cùng của người phòng vệ chính đáng. | Là lựa chọn cuối cùng do không còn cách nào khác để ngăn chặn thiệt hại xảy ra. |
Sự khác biệt giữa phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết là gì? (Hình từ Internet)
Sự giống nhau của phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết là gì?
phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết có một số điểm giống nhau như sau:
- Cả hai nội dung này đều được quy định trong Bộ luật hình sự 2015 và không bị coi là tội phạm nên đều không phải chịu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 22 và khoản 2 Điều 23 Bộ luật hình sự 2015.
- Phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết đều phải thỏa mãn những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật hình sự để không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Hành vi vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng hay vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết đều phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Do mục đích của hành vi phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết là tích cực, phù hợp với lợi ích của xã hội nên nếu vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng hoặc vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì được coi là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo căn cứ tại điểm c, d khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015.
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng dẫn đến gây thương tích trên 31% cho người khác thì bị xử phạt ra sao?
Căn cứ vào Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như sau:
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy, người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?