Hướng dẫn hạch toán tài khoản 3331 theo Thông tư 200 mới nhất 2024?

Trong hoạt động kế toán, tài khoản 3331 về thuế giá trị gia tăng theo Thông tư 200 cần được hạch toán như thế nào cho đúng quy định?

Tài khoản 3331 là gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 52 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về tài khoản 3331 trong hoạt động kế toán như sau:

Tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
...
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
...
Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, có 9 tài khoản cấp 2:
...
- Tài khoản 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp: Phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, số thuế GTGT đã được khấu trừ, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3:
+ Tài khoản 33311 - Thuế giá trị gia tăng đầu ra: Dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ.
+ Tài khoản 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu: Dùng để phản ánh số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Như vậy, tài khoản 3331 là tài khoản cấp 2 dùng để phản ánh số thuế giá trị gia tăng phải nộp của doanh nghiệp vào Ngân sách nhà nước. Tài khoản 3331 sẽ bao gồm 2 tài khoản cấp 3 như sau:

- Tài khoản 33311: phản ánh số thuế giá trị gia tăng đầu ra, số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã khấu trừ, số thuế giá trị gia tăng của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, số thuế giá trị gia tăng phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ.

- Tài khoản 33312: phản ánh số thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Hướng dẫn hạch toán tài khoản 3331 theo Thông tư 200 mới nhất 2024?

Hướng dẫn hạch toán tài khoản 3331 theo Thông tư 200 mới nhất 2024? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn hạch toán tài khoản 3331 theo Thông tư 200 mới nhất 2024?

Căn cứ điểm 3.1 khoản 3 Điều 52 Thông tư 200/2014/TT-BTC bổ sung bởi khoản 2 Điều 16 Thông tư 177/2015/TT-BTC, doanh nghiệp hạch toán tài khoản 3331 trong hoạt động kế toán theo hướng dẫn như sau:

Trường hợp 01: Hạch toán thuế giá trị gia tăng đầu ra (TK 33311)

- Đối với thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp theo phương pháp khấu trừ:

+ Doanh thu, thu nhập theo giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng phải nộp được tách riêng tại thời điểm xuất hóa đơn, ghi: Có TK 3331 - thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311).

- Đối với thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp theo phương pháp trực tiếp:

+ Cách 1: Tách riêng ngay số thuế giá trị gia tăng phải nộp khi xuất hóa đơn, ghi:

Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311).

+ Cách 2: Ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp trực tiếp, định kỳ khi xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp kế toán ghi giảm doanh thu, thu nhập tương ứng: ghi: Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311).

- Đối với thuế giá trị gia tăng phải nộp vào Ngân sách nhà nước, ghi: Nợ TK 3331 – thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311);

Trường hợp 02: Hạch toán thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu (TK 33312)

- Phản ánh số thuế thuế giá trị gia tăng phải nộp của hàng nhập khẩu, ghi: Có TK 3331 – thuế giá trị gia tăng phải nộp (33312).

- Đối với thực nộp thuế giá trị gia tăng vào Ngân sách nhà nước, ghi: Nợ TK 3331 – thuế giá trị gia tăng phải nộp (33312).

- Nhập khẩu ủy thác:

+ Khi nhận được thông báo về nghĩa vụ nộp thuế, bên giao ủy thác ghi nhận số thuế hàng nhập khẩu được khấu trừ, ghi: Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33312).

+ Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào Ngân sách nhà nước của bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác phản ánh giảm nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước về thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, ghi: Nợ TK 3331 – thuế giá trị gia tăng phải nộp (33312).

Trường hợp 03: Hạch toán thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

- Định kỳ, kế toán tính, xác định số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ với số thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp trong kỳ, ghi: Nợ TK 3331 - thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311)

Trường hợp 04: Hạch toán thuế giá trị gia tăng phải nộp được giảm

- Kế toán ghi nhận số thuế giá trị gia tăng được giảm vào thu nhập khác, ghi:Nợ TK 33311 - thuế giá trị gia tăng phải nộp (nếu được trừ vào số thuế phải nộp).

Trường hợp 05: Hạch toán thuế giá trị gia tăng phải nộp khi cung cấp dịch vụ như cho thuê tài sản, tư vấn, đào tạo nghiệp vụ BHTG hoặc bán TSCĐ, vật tư, công cụ theo mức khoán theo quy định của pháp luật về thuế.

- Căn cứ số thuế giá trị gia tăng phải nộp vào Ngân sách nhà nước, ghi: Có TK 3331 - thuế giá trị gia tăng phải nộp.

- Khi nộp thuế giá trị gia tăng vào Ngân sách nhà nước, ghi, Nợ TK 3331 - thuế giá trị gia tăng phải nộp.

Chứng từ kế toán bao gồm những nội dung gì?

Căn cứ Điều 16 Luật Kế toán 2015 quy định về nội dung của chứng từ kế toán như sau:

Nội dung chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
c) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
d) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
đ) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
e) Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
g) Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.
2. Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định tại khoản 1 Điều này, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ.

Như vậy, chứng từ kế toán phải bao gồm những nôi dung tối thiểu sau:

- Tên và số hiệu của chứng từ;

- Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;

- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập và nhận chứng từ;

- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

- Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số;

- Tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;

- Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ.

Ngoài ra, tùy theo từng loại chứng từ cụ thể, doanh nghiệp thêm những nội dung phù hợp.

Trân trọng!

Thuế giá trị gia tăng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thuế giá trị gia tăng
Hỏi đáp Pháp luật
Luật thuế GTGT mới khi nào có hiệu lực? Toàn văn Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 đã có chưa?
Hỏi đáp Pháp luật
Chậm nộp hồ sơ khai thuế GTGT do lỗi chữ ký số có được xem là tình tiết giảm nhẹ?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức: Quốc hội thông qua Luật Thuế Giá trị gia tăng?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Chuyển nhượng chứng chỉ năng lượng tái tạo REC chịu thuế GTGT như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân bón có chịu thuế GTGT không? Thời điểm xác định thuế GTGT đối với hàng hóa là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi phí Công ty mẹ trả thay có được khấu trừ thuế GTGT đầu vào không? Có được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Vận tải quốc tế bao gồm chặng nội địa chịu thuế suất thuế GTGT bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hạn chót nộp tờ khai thuế GTGT Tháng 11/2024 là ngày bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Chậm nộp tờ khai thuế GTGT bị phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thuế giá trị gia tăng
Trần Thị Ngọc Huyền
14,547 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào