Môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh có phải là môn học chính khóa tại cơ sở giáo dục đại học không?

Cho tôi hỏi: Môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh có phải là môn học chính khóa tại cơ sở giáo dục đại học không? Câu hỏi từ chị Nga - Hà Nội

Môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh có phải là môn học chính khóa tại cơ sở giáo dục đại học không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013 quy định như sau:

Trường cao đẳng nghề, cơ sở giáo dục đại học
1. Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường cao đẳng nghề, cơ sở giáo dục đại học là môn học chính khóa.
2. Bảo đảm cho người học có kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; bổ sung kiến thức về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
3. Tổ chức dạy và học tập trung tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh hoặc trường cao đẳng nghề, cơ sở giáo dục đại học. Trong chương trình đào tạo, căn cứ vào điều kiện cụ thể phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan tổ chức cho người học nghiên cứu, học tập ngoại khoá với nội dung và hình thức thích hợp.

Như vậy, môn học Giáo dục Quốc phòng và an ninh được xem là môn học chính khóa. Sinh viên buộc phải học môn học này.

Môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh có phải là môn học chính khóa tại cơ sở giáo dục đại học không?

Môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh có phải là môn học chính khóa tại cơ sở giáo dục đại học không? (Hình từ Internet)

Học môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh trong cơ sở giáo dục đại học nhằm mục đích gì?

Căn cứ Điều 2 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH quy định vị trí, mục tiêu môn học như sau:

Vị trí, mục tiêu môn học
1. GDQP&AN là nội dung cơ bản trong việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, là môn học chính khóa thuộc chương trình giáo dục của các cơ sở giáo dục.
2. Môn học GDQP&AN trang bị cho học sinh, sinh viên những hiểu biết cơ bản về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về quốc phòng và an ninh; truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân; có kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự, kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

Như vậy, học môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh nhằm các mục đích sau:

- Trang bị cho học sinh, sinh viên những hiểu biết cơ bản về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về quốc phòng và an ninh;

- Trang bị cho học sinh, sinh viên về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam;

- Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân;

- Có kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự, kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

Giảng viên Giáo dục Quốc phòng và An ninh trong cơ sở giáo dục đại học có trình độ như thế nào?

Căn cứ Điều 5 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH quy định giáo viên, giảng viên GDQP&AN:

Giáo viên, giảng viên GDQP&AN
1. Giáo viên, giảng viên GDQP&AN bao gồm giáo viên, giảng viên có trình độ chuẩn theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.
2. Các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức quốc phòng và an ninh, phương pháp dạy học bảo đảm trình độ chuẩn phù hợp với yêu cầu giảng dạy ở từng trình độ đào tạo.

Theo đó, căn cứ Điều 6 Nghị định 13/2014/NĐ-CP quy định trình độ chuẩn giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh; thời gian, lộ trình hoàn thành:

Trình độ chuẩn giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh; thời gian, lộ trình hoàn thành
1. Giáo viên phải có một trong các trình độ chuẩn sau đây:
a) Có bằng cử nhân giáo dục quốc phòng và an ninh;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác và chứng chỉ đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh;
c) Có văn bằng 2 về chuyên ngành đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh.
2. Giảng viên phải có một trong các trình độ chuẩn sau đây:
a) Có bằng cử nhân giáo dục quốc phòng và an ninh trở lên;
b) Cán bộ quân đội, công an có bằng tốt nghiệp đại học trở lên;
c) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác và chứng chỉ đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
...

Như vậy, giảng viên Giáo dục Quốc phòng và An ninh trong cơ sở giáo dục đại học có trình độ như sau:

- Có bằng cử nhân giáo dục quốc phòng và an ninh trở lên;

- Cán bộ quân đội, công an có bằng tốt nghiệp đại học trở lên;

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác và chứng chỉ đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Trân trọng!

Hỏi đáp về Giáo dục
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hỏi đáp về Giáo dục
Hỏi đáp Pháp luật
Trọn bộ Sách giáo khoa lớp 3 sử dụng trong năm học 2024-2025 theo chương trình của BGDĐT?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Khung kế hoạch dạy học môn học của tổ chuyên môn theo Công văn 5512?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng tuần hoàn hóa học chi tiết mới nhất năm 2024? Đạt điều kiện nào để làm giáo viên bộ môn Hóa học cấp 3?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Giáo dục và Đào tạo công khai đường dây nóng, hộp thư điện tử tiếp nhận thông tin về hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Báo cáo công tác chuẩn bị cho năm học mới khai giảng năm 2024 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu các địa phương công khai các khoản thu, chi ngay từ đầu năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài thi ngắn gọn Trường học hạnh phúc lần thứ nhất 2024 không quá 1000 chữ?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải Phụ lục Công văn 5512 của Bộ giáo dục file word?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được dạy trước chương trình tại lớp học thêm hay không? Xin học thêm trong nhà trường có phải viết đơn hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 của các địa phương như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hỏi đáp về Giáo dục
Nguyễn Thị Hiền
1,074 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hỏi đáp về Giáo dục

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hỏi đáp về Giáo dục

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào