Thế nào là điều trị nội trú? Phân biệt điều trị nội trú và điều trị ngoại trú?

Cho tôi hỏi thế nào là điều trị nội trú? Phân biệt điều trị nội trú và điều trị ngoại trú? Người hành nghề khám chữa bệnh từ chối khám chữa bệnh khi nào? Mong được giải đáp!

Thế nào là điều trị nội trú?

Căn cứ khoản 1 Điều 77 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định điều trị nội trú:

Điều trị nội trú
1. Điều trị nội trú được áp dụng đối với trường hợp người bệnh phải lưu lại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo chỉ định của người hành nghề.
...

Theo quy định trên, điều trị nội trú là hình thức điều trị được thực hiện khi bệnh nhân cần lưu lại cơ sở khám chữa bệnh để được theo dõi, điều trị và chăm sóc sức khỏe liên tục trong một thời gian nhất định (thường trên 24 giờ).

Thế nào là điều trị nội trú? Phân biệt điều trị nội trú và điều trị ngoại trú?

Thế nào là điều trị nội trú? Phân biệt điều trị nội trú và điều trị ngoại trú? (Hình từ Internet)

Phân biệt điều trị nội trú và điều trị ngoại trú?

Điều trị nội trú và điều trị ngoại trú khác nhau như sau:


Điều trị nội trú

Điều trị ngoại trú

Khái niệm

Là hình thức điều trị mà bệnh nhân phải lưu lại cơ sở khám chữa bệnh (CSKCB) để được theo dõi, điều trị và chăm sóc sức khỏe liên tục trong một thời gian nhất định (thường trên 24 giờ).

Là hình thức điều trị mà bệnh nhân không cần lưu lại cơ sở khám chữa bệnh sau khi được khám, chẩn đoán và điều trị.

Điều kiện

Bệnh lý cần theo dõi, điều trị và chăm sóc sức khỏe liên tục.

Bệnh nhân không thể điều trị ngoại trú hoặc điều trị ngoại trú không hiệu quả.

Cơ sở khám chữa bệnh đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực y tế.

Bệnh lý có thể điều trị trong ngày.

Bệnh nhân có khả năng tự chăm sóc bản thân sau khi điều trị.

Quy trình

Bước 1: Bệnh nhân đến cơ sở khám chữa bệnh khám bệnh.

Bước 2: Bác sĩ khám, chẩn đoán và chỉ định điều trị nội trú.

Bước 3: Bệnh nhân làm thủ tục nhập viện.

Bước 4: Được theo dõi, điều trị và chăm sóc sức khỏe tại cơ sở khám chữa bệnh

Bước 5: Khi đủ điều kiện xuất viện, bác sĩ sẽ cho xuất viện.

Bước 1: Bệnh nhân đến cơ sở khám chữa bệnh khám bệnh.

Bước 2: Bác sĩ khám, chẩn đoán và chỉ định điều trị ngoại trú.

Bước 3: Bệnh nhân nhận thuốc và hướng dẫn điều trị tại nhà.

Bước 4: Có thể cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

Quyền lợi

Hưởng các dịch vụ khám chữa bệnh theo quy định.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh lý.

Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác theo quy định.

Hưởng các dịch vụ khám chữa bệnh theo quy định.

Được hướng dẫn về cách tự chăm sóc sức khỏe tại nhà.

Nghĩa vụ

Tuân thủ nội quy, quy định của cơ sở khám chữa bệnh

Chấp hành hướng dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế.

Giữ gìn vệ sinh chung.

Thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo quy định.

Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế.

Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Người hành nghề khám chữa bệnh được từ chối khám chữa bệnh khi nào?

Căn cứ Điều 40 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh:

Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh
Người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:
1. Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phù hợp để khám bệnh, chữa bệnh và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;
2. Việc khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp;
...

Như vậy, người hành nghề khám chữa bệnh được từ chối khám chữa bệnh trong các trường hợp sau:

- Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám chữa bệnh khác phù hợp để khám chữa bệnh và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khám chữa bệnh khác;

- Việc khám chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp;

- Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi;

- Người bệnh yêu cầu phương pháp khám chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật;

- Người bệnh, người đại diện của người bệnh không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

Trân trọng!

Khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khám chữa bệnh
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách cơ sở khám chữa bệnh ban đầu quý 3 năm 2024 tại TP Hồ Chí Minh?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian thực hành khám chữa bệnh đối với bác sĩ da liễu là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian ủ bệnh bạch hầu là mấy ngày? Biến chứng bệnh bạch hầu ác tính là biến chứng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh bạch hầu được phân loại như thế nào? Người bị nghi là bệnh bạch hầu cần phải làm gì để phòng chống bệnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Các dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu? Bệnh bạch hầu có phải là bệnh truyền nhiễm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Độ tuổi dễ mắc bệnh bạch hầu là bao nhiêu? Hướng dẫn cách phòng bệnh bạch hầu như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu theo quy định của Bộ Y tế?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh chữa bệnh có thời hạn bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người hành nghề khám bệnh chữa bệnh lạm dụng nghề nghiệp để xâm phạm thân thể người bệnh thì bị xử phạt thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc khám chữa bệnh nhân đạo theo đợt không vì mục đích lợi nhuận phải bố trí bao nhiêu bác sĩ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khám chữa bệnh
Phan Vũ Hiền Mai
15,835 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Khám chữa bệnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào