Mẫu giấy đề nghị xác nhận cư trú thuế cho doanh nghiệp hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu giấy đề nghị xác nhận cư trú thuế cho doanh nghiệp hiện nay quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 70 Thông tư 80/2021/TT-BTC sửa đổi bởi khoản 5 Điều 7 Thông tư 43/2023/TT-BTC quy định về mẫu giấy đề nghị xác nhận cư trú thuế cho doanh nghiệp như sau:
Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế
...
3. Xác nhận đối tượng cư trú của Việt Nam:
a) Tổ chức, cá nhân yêu cầu xác nhận là đối tượng cư trú thuế của Việt Nam theo quy định tại Hiệp định thuế thực hiện thủ tục như sau:
a.1) Đối với các đối tượng đang là người nộp thuế, nộp Giấy đề nghị xác nhận cư trú của Việt Nam theo mẫu số 06/HTQT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này và Giấy ủy quyền (trong trường hợp người nộp thuế uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định thuế) đến Cục Thuế nơi đăng ký thuế.
a.2) Đối với các đối tượng không phải là đối tượng khai, nộp thuế:
a.2.1) Giấy đề nghị theo hướng dẫn tại tiết a.1 khoản 3 Điều này;
a.2.2) Xác nhận của cơ quan quản lý hoặc giấy đăng ký thành lập đối với các tổ chức.
a.2.3) Xác nhận của cơ quan chi trả thu nhập (nếu có). Trường hợp không có xác nhận này, đối tượng nộp đơn tự khai trong đơn và chịu trách nhiệm trước pháp luật;
a.2.4) Giấy ủy quyền trong trường hợp người nộp thuế uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định thuế.
...
Như vậy, doanh nghiệp muốn xin giấy chứng nhận cư trú thuế thì sẽ thực hiện nộp mẫu giấy đề nghị xác nhận cư trú thuế theo Mẫu số 06/HTQT tại đây
Hướng dẫn thủ tục xác nhận đối tượng cư trú của Việt Nam?
Căn cứ tiểu mục 2 Phần 2 Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Thuế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2780/QĐ-BTC năm 2023, doanh nghiệp muốn xin xác nhận là đối tượng cư trú thuế của Việt Nam thì thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Doanh nghiệp yêu cầu xác nhận là đối tượng cư trú thuế của Việt Nam theo quy định tại Hiệp định thuế chuẩn bị hồ sơ đề nghị gửi đến Cục Thuế nơi đăng ký thuế bao gồm:
- Đối với các đối tượng đang là người nộp thuế:
+ Giấy đề nghị xác nhận cư trú của Việt Nam theo Mẫu số 06/HTQT ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC;
+ Giấy ủy quyền (trong trường hợp người nộp thuế ủy quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định thuế) đến Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký thuế.
- Đối với các đối tượng không phải là đối tượng khai, nộp thuế:
+ Giấy đề nghị xác nhận cư trú của Việt Nam theo Mẫu số 06/HTQT ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC;
+ Xác nhận của cơ quan quản lý hoặc giấy đăng ký thành lập đối với các tổ chức;
+ Giấy ủy quyền trong trường hợp người nộp thuế ủy quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định thuế.
Bước 2: Cơ quan thuế tiếp nhận:
+ Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc hồ sơ được gửi qua đường bưu chính: cơ quan thuế thực hiện tiếp nhận và giải quyết hồ sơ và trả kết quả theo quy định.
+ Trường hợp hồ sơ được nộp đến cơ quan thuế thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận, giải quyết hồ sơ thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan thuế.
Mẫu giấy đề nghị xác nhận cư trú thuế cho doanh nghiệp hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong quản lý thuế?
Căn cứ Điều 6 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế
1. Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế.
2. Gây phiền hà, sách nhiễu đối với người nộp thuế.
3. Lợi dụng để chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tiền thuế.
4. Cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải nộp.
5. Cản trở công chức quản lý thuế thi hành công vụ.
6. Sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc cho người khác sử dụng mã số thuế của mình không đúng quy định của pháp luật.
7. Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đơn theo quy định của pháp luật, sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn.
8. Làm sai lệch, sử dụng sai mục đích, truy cập trái phép, phá hủy hệ thống thông tin người nộp thuế.
Như vậy, hiện nay pháp luật về thuế quy định có 8 trường hợp bị nghiêm cấm trong hoạt động quản lý thuế bao gồm:
- Công chức, cơ quan quản lý thuế thực hiện hành vi thông đồng, móc nối, bao che cho người nộp thuế để chuyển giá, trốn thuế;
- Gây phiền hà, sách nhiễu đối với người nộp thuế;
- Lợi dụng để chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tiền thuế;
- Cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải nộp;
- Cản trở công chức quản lý thuế thi hành công vụ;
- Sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc cho người khác sử dụng mã số thuế của mình không đúng quy định;
- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đơn theo quy định, sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn;
- Làm sai lệch, sử dụng sai mục đích, truy cập trái phép, phá hủy hệ thống thông tin người nộp thuế.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Doanh nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có mấy nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm có sử dụng công nghệ cao?
- Luật Phá sản mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?